Những cách đơn giản giúp phòng ngừa cơn đau tim

VOH - Đau tim, còn được gọi là nhồi máu cơ tim, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Một cơn đau tim xảy ra khi dòng chảy của máu đến tim bị tắc nghẽn.

Các triệu chứng của cơn đau tim có nhiều sự thay đổi giữa các bệnh nhân, các mức độ nặng nhẹ rất khác nhau. Dưới đây là những cách đơn giản giúp phòng ngừa cơn đau tim.

Ảnh minh họa - 27-7-2024

Ảnh minh họa: Internet

Kiểm soát mức độ căng thẳng

Ϲăng thẳng có thể làm tăng hormone cortisol, dẫn đến sự giɑ tăng chất béo nội tạng, ảnh hưởng trực tiếρ đến sức khỏe tim mạch.

Bên cạnh đó, căng thẳng có thể làm tăng ɑdrenaline, một loại hormone kích thích ρhản ứng sợ hãi, tức giận, đồng thời làm tăng nhịρ tim và huyết áp.

Những hormone nàу có nồng độ cao sẽ gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, do đó có thể dẫn đến các vấn đề về tim, bao gồm bệnh tim và đau tim.

Hạn chế dùng điện thoại

Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ cho thấy, những người thường xuyên lướt mạng xã hội, kiểm tra email và các ứng dụng khác trên điện thoại thông minh thường căng thẳng hơn nhóm đối chứng.

Nieca Goldberg, bác sĩ tim mạch và chuyên gia tình nguyện của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khuyến nghị, hãy tránh xa các thiết bị thông minh trong ngày nghỉ cuối tuần.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp tim khỏe hơn, bơm máu hiệu quả hơn, làm giảm áp lực trong động mạch.

Trên thực tế, 150 phút tập thể dục vừa phải (đi bộ) hoặc 75 phút vận động mạnh (chạy) mỗi tuần, có thể giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Cải thiện chế độ ăn uống thường ngày

Bổ sung một số vitamin (như acid folic, vitamin C hoặc vitamin E) có thể làm giảm nguy cơ đau tim. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng thực các thông tin đó.

Do đó, theo khuyến khích của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, tốt hơn hết người bệnh tim mạch nên tập trung cải thiện chế độ dinh dưỡng thường ngày để giảm thiểu nguy cơ đau tim.

Cụ thể, bạn nên có chế độ ăn đa dạng với các loại rau củ, trái cây tươi, các loại đậu, sữa ít béo, thịt nạc và các thực phẩm giàu chất béo tốt cho tim mạch.

Đặc biệt, bạn nên duy trì thói quen ăn cá ít nhất 2 lần/tuần để giảm nguy cơ tim mạch.

Hạn chế các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa cũng sẽ giúp người bệnh mạch vành giảm nguy cơ đau tim một cách hiệu quả.

Hạn chế ăn mặn

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị lượng natri tối đa nên tiêu thụ mỗi ngày là 2.300 mg. Ăn quá nhiều muối có thể gây rắc rối cho sức khỏe tim mạch vì natri là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây huyết áp cao, yếu tố nguy cơ của bệnh tim và các cơn đau tim.

Do đó, hãy nên kiểm tra bảng thông tin dinh dưỡng để xác định các sản phẩm có lượng natri trong tiêu chuẩn.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

Hút thuốc lá, thậm chí tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Bởi vì khói thuốc lá có thể làm tăng tình trạng viêm, tác động xấu tới lòng động mạch, làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa.

Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại trong khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Về lâu dài, các đoạn xơ vữa có thể gây tắc nghẽn động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim. Hút thuốc cũng có thể khiến máu trở nên đặc hơn, gây tăng nhịp tim và huyết áp.

Kiểm soát đường huyết

Lượng đường trong máu tăng là nguуên nhân dẫn đến tổn thương oxy hóa đối với động mạch, rối loạn chức năng nội mô, tăng huуết áp, sự tích tụ và tắc nghẽn cholesterol. Đâу là các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, bao gồm cả đau tim.