Khi thời tiết oi bức, nhiệt độ trong nhà thường vượt quá 30 độ C. Trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm cao, ánh sáng mạnh, thuốc bảo quản trong nhà có thể bị thay đổi chất, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, do đó dẫn đến hiệu quả điều trị không tốt.
Về vấn đề này, các nhà chuyên môn đã đặc biệt đưa ra 3 nguyên tắc bảo quản thuốc hiệu quả:
Không cho vào tủ lạnh
Ngay khi lấy thuốc ra khỏi tủ lạnh, gặp không khí nóng, hơi ẩm sẽ đọng lại trên bề mặt của thuốc, làm cho thuốc bị ẩm và biến chất. Do đó, ngoại trừ những loại thuốc được chỉ định phải cho vào tủ lạnh, các loại thuốc còn lại không nên để vào tủ lạnh.
Ngoài ra, thuốc đặt trong tủ lạnh trẻ em khi mở tủ lạnh rất dễ lầm tưởng là thức ăn hay bánh kẹo, vô tình ăn vào, gây ngộ độc thuốc, dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Không đặt trong xe
Vì nhiệt độ bên trong khoang xe ô tô kín vào mùa hè có thể lên tới 50 độ C hoặc cao hơn nữa, nếu để thuốc trong ô tô, chúng có thể bị biến chất do ảnh hưởng của nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn cần mang theo thuốc trong một chuyến đi, tuyệt đối không nên để thuốc trong xe ô tô.
Đừng bỏ vào túi áo hoặc túi quần
Nhiều người có thói quen để trong túi áo hoặc túi quần các loại thuốc “cấp cứu” để có thể nhanh chóng lấy ra khi cần thiết, tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể và thuốc bị tách ra khỏi vỉ cũng có thể làm thuốc bị biến chất và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.
Tốt nhất bạn nên tìm một cái hộp phù hợp để đựng thuốc và bỏ chúng vào túi mang theo bên mình, như vậy sẽ dễ dàng lấy chúng ra khi gặp tình trạng nguy cấp cần đến thuốc, kịp thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyến nghị, các loại thuốc có đặc tính “tránh ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ”, vì vậy nếu bạn có hộp chống ẩm trong nhà, bạn có thể đặt thuốc vào đó bảo quản, còn nếu không có hộp bảo quản, chúng ta sẽ bảo quản thuốc theo như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Miễn là chúng được bảo quản đúng cách mới giữ được tác dụng của thuốc, đảm bảo hiệu quả điều trị .