Thầy thuốc đông y chỉ ra rằng, “hỏa khí” có thể chia làm hai loại là “thực hỏa” và “hư hỏa”. Nếu bạn có thể tạng “hư hỏa” thì việc sử dụng các loại thuốc hoặc ăn uống các loại thực phẩm để giúp giảm bớt “bốc hỏa” cũng vô ích.
Thay vào đó, bạn phải nhờ đến “bài thuốc ôn bổ” của các thầy thuốc đông y để giúp giảm bớt “bốc hỏa” hoặc giảm bớt tình trạng cơ thể bị viêm nhiễm.
“Nổi điên” nghĩa là “bị viêm”?
Thầy thuốc đông y Huang Xianming (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, theo đông y, điều trị “nóng nảy, tức giận” sẽ là điều trị “trạng thái” của cơ thể.
Trạng thái “nổi điên” và “viêm nhiễm” thông thường thực sự rất “gần nhau”, nhưng “tình trạng” nào dẫn đến “trạng thái” (nổi điên hay bị viêm) của cơ thể, chính các thầy thuốc đông y có thể giúp bạn làm sáng tỏ “trạng thái” đó.
Điều cần làm sáng tỏ là khi cơ thể nổi “cơn điên” dẫn đến bị viêm nhiễm thì có dùng thuốc “thoái hỏa” hay “hạ hỏa” cũng sẽ không có tác dụng. Nếu “nổi điên” xảy ra liên tục nhiều lần thì nên tạm thời ngưng lại tất cả các loại thuốc đang sử dụng và cố gắng tìm ra lý do thực sự khiến cơ thể tức giận quá mức.
Phân biệt “thực hỏa” và “hư hỏa”
Thầy thuốc Huang Xianming nói rằng, sự “nổi điên” của bạn có thể được chia ra thành hai loại:
“Thực hỏa”
“Thực hỏa” là đề cập đến vấn đề cơ thể đang rất nóng nảy, tức giận không kiềm chế được, mạch căng như dây đàn (mạch huyền), tim đập nhanh, thở gấp, mặt đỏ bừng, tay chân run, miệng đắng, chất lưỡi vàng, lạc giọng và tính tình “rất xấu”, cơ thể như đang bị đốt cháy như một ngọn lửa dữ dội.
Thông thường có tác dụng “làm dịu” nóng giận đáng kể sau khi được các thầy thuốc cho dùng thuốc “thoái hỏa” hoặc “tiêu viêm.”
“Hư hỏa”
“Hư hỏa” là chỉ sự suy giảm chức năng do “suy giảm quá mức”, thường kèm theo những biểu hiện có tính tiêu hao như giảm cân, người gầy đét, tóc rụng, da thô ráp, nổi xung thiên từng cơn, chất lưỡi đỏ, mạch nhỏ yếu, mệt mỏi, uể oải, đầy bụng, khó chịu…
Lúc này, cơ thể thông qua phản ứng viêm nhiễm để phục hồi chức năng. Tạo ra một trạng thái “nổi điên” khác, cho dù vào lúc này có dùng thuốc “tiêu viêm” hoặc “giảm hỏa” cũng sẽ không thể làm dịu “cơn điên”, dùng thuốc coi như không có tác dụng.
Đọc thêm: 14 loại đồ ăn, thức uống bạn tuyệt đối không nên ăn khi bụng đói để tránh gây hại cơ thể
“Thực hỏa” thích hợp ăn các loại dưa, “hư hỏa” cần “ôn bổ dương khí”
Thầy thuốc Huang Xianming khuyến cáo, nếu là bệnh nhân có thể tạng “thực hỏa” thì nên tránh tiếp tục ăn những thực phẩm dễ gây nóng giận như các loại hạt nấu chín ở nhiệt độ cao, đồ chiên rán ở nhiệt độ cao…
Thay vào đó, hãy ăn các thức ăn có “tính mát” như các loại rau củ và trái cây, chẳng hạn các loại rau củ giúp giải nhiệt như: bầu, bí, rau dền, mướp đắng (khổ qua), rau má, bí đao, rau diếp cá, rau lang, rau mồng tơi, cải thảo…
Còn các loại trái cây như dưa hấu, dưa lưới, dưa hoàng kim… thì cần chú ý lượng dùng, nếu ăn nhiều quá sẽ bị “hàn” và khiến cơ thể thêm khó chịu.
Ngày nay, người có thể tạng thuộc loại “hư hỏa” rất nhiều, trong chữa bệnh của đông y càng cần phải được “ôn bổ dương khí”, để điều tiết khí huyết lưu thông kém của cơ thể, nhằm cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm và làm dịu đi những “cơn điên”.
Mọi người có thể ăn uống hợp lý một số thực phẩm có thể sinh nhiệt giúp giữ ấm cơ thể như: hành, gừng, tỏi, cà ri, dầu mè, quế, thì là, táo đỏ, long nhãn, dầu mè, óc chó, khoai lang, gạo nếp, sơ ri, nhãn, xoài…
Chúng nó có thể làm giảm bớt cơn nóng nảy và tức giận, nhưng hãy cẩn thận chúng nó cũng có thể gây ra tác dụng ngược là làm bạn càng “nóng giận nhiều hơn”.
Hãy chắc chắn đã tư vấn tình trạng thể chất của mọi người với thầy thuốc đông y trước khi ăn uống các thực phẩm này, để bảo đảm an toàn sức khỏe.