Chờ...

Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ (ADHD)

VOH - Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một tình trạng mãn tính thường gặp ở trẻ em và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không điều trị phù hợp.

Trẻ bị ADHD có triệu chứng thiếu tập trung, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng. Điều này ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ, khả năng học tập của trẻ.

Trẻ em bị ADHD cũng có thể phải vật lộn với lòng tự trọng thấp, gặp rắc rối với các mối quan hệ xã hội và thành tích học tập kém ở trường.

Các triệu chứng đôi khi giảm dần theo tuổi tác. Tuy nhiên, một số người không bao giờ vượt qua được mà chỉ giảm nhẹ được các triệu chứng bệnh.

Mặc dù điều trị sẽ không chữa khỏi tăng động, giảm chú ý ở trẻ, nhưng nó có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh. Điều trị thường bao gồm thuốc và các can thiệp hành vi con người.

Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ (ADHD)
Ảnh minh họa - Internet 

Triệu chứng của tăng động, giảm chú ý

Triệu chứng chính của tăng động, giảm chú ý bao gồm hành vi không tập trung và hiếu động thái quá.

Các triệu chứng này thường bắt đầu trước 12 tuổi và ở một số trẻ em xuất hiện sớm từ 3 tuổi, mức độ có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng và có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành.

ADHD xảy ra nhiều hơn ở nam so với nữ và các thay đổi hành vi có thể khác nhau ở nam và nữ. Ví dụ, con trai có thể hiếu động hơn và con gái có thể có xu hướng lặng lẽ, giảm chú ý. Ví dụ, trẻ trai có thể hiếu động và trẻ gái có thể im lặng.

Trẻ em mắc tăng động, giảm chú ý:

- Không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi bất cẩn trong học tập

- Gặp khó khăn trong việc tập trung vào các nhiệm vụ học tập hoặc vui chơi

- Không nghe đối phương nói, ngay cả khi nói chuyện trực tiếp

- Gặp khó khăn trong việc làm theo sự chỉ dẫn và không hoàn thành việc học hoặc việc vặt

- Gặp khó khăn khi tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động

- Tránh hoặc không thích các nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực tinh thần tập trung, chẳng hạn như bài tập về nhà

- Mất các vật dụng cần thiết cho việc học hoặc các hoạt động khác, ví dụ như đồ chơi, bài tập ở trường, bút chì

- Dễ bị phân tâm

- Quên làm một số hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như quên làm việc vặt

- Có biểu hiện lo lắng bằng việc chạm tay hoặc chân vào nhau, hoặc vặn vẹo trên ghế

- Gặp khó khăn khi ngồi trong lớp học hoặc trong các tình huống khác

- Thường xuyên di chuyển, chuyển động liên tục

Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ (ADHD) 2
Ảnh minh họa - Internet 

- Chạy xung quanh hoặc leo trèo trong các tình huống không thích hợp

- Gặp khó khăn khi chơi hoặc thực hiện một hoạt động cần giữ yên tĩnh

- Nói quá nhiều

- Ngắt lời, làm gián đoạn người hỏi

- Gặp khó khăn khi chờ đến lượt của mình

- Làm gián đoạn hoặc xâm phạm vào các cuộc trò chuyện, trò chơi hoặc hoạt động của người khác

Hầu hết trẻ em đều có biểu hiện giảm chú ý, hiếu động hoặc bốc đồng ở một số thời điểm. Ngay cả với trẻ lớn và thanh thiếu niên, chúng cũng chỉ chú ý vào những thông tin mà chúng quan tâm đến.

Trẻ em không bao giờ được chẩn đoán là mắc tăng động, giảm chú ý chỉ vì có những biểu hiện khác với bạn bè hoặc anh chị em. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh cần được xem xét cẩn thận.

Điều trị bệnh ADHD

Các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho ADHD ở trẻ em bao gồm thuốc, các liệu pháp tập trung vào hành vi cư xử, tư vấn sức khỏe và giáo dục.

Các phương pháp điều trị trên có thể làm giảm nhiều triệu chứng của ADHD, nhưng không chữa khỏi bệnh. Bạn cần kiên nhẫn để lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp nhất với trẻ.

Gọi cho bác sĩ nếu trẻ có biểu hiện như chán ăn, khó ngủ hoặc khó chịu, hoặc nếu các triệu chứng ADHD của trẻ không cải thiện nhiều so với điều trị ban đầu.