Tử cung người phụ nữ thay đổi như thế nào?
Tử cung mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Bình thường, tử cung của một người phụ nữ chỉ khoảng bằng một quả lê. Những người từng mang thai sẽ có kích thước tử cung lớn hơn những người phụ nữ chưa từng trải qua thai kỳ. Mang thai chính là giai đoạn tử cung của người phụ nữ trải qua nhiều sự thay đổi nhất.
Tử cung của người phụ nữ trong 40 tuần mang thai sẽ có rất nhiều sự thay đổi, đặc biệt là về kích thước. Từ một nắm tay và ẩn sâu trong xương chậu, tử cung sẽ phình to và đẩy dần lên vùng rốn. Phần tử cung nằm sát âm đạo (hay còn gọi là cổ tử cung) sẽ liên tục phát triển cùng với sự lớn dần của em bé trong bụng. Đến khi sinh, cổ tử cung của người mẹ sẽ giãn rộng hết cỡ để chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu.
Ngay sau khi sinh, tử cung của người mẹ vẫn chưa được phục hồi hình dáng và kích thước ban đầu mà chúng cần có thời gian để tự co lại như bình thường.
Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại?
Sau khi sinh xong, mẹ sờ sẽ thấy một khối cứng dưới rốn, đó chính là dạ con (tử cung) chưa co hồi như ban đầu. Tuy nhiên, mẹ không cần phải quá lo lắng, bởi khoảng 1 – 2 ngày sau sinh, tử cung sẽ có kích thước tương đương khi mẹ mang thai 18 tuần và tiếp tục co lại dần trong những ngày tiếp theo.
Bình thường tử cung của mẹ sẽ co lại sau 6 tuần sinh con (Nguồn: Internet)
Nếu mọi chuyện diễn ra êm đẹp tử cung của người mẹ sẽ có thể lấy lại kích thước bình thường sau khoảng 6 tuần sau sinh. Ở những mẹ sinh mổ thời gian co hồi tử cung có thể sẽ kéo dài hơn, do trong quá trình sinh mổ sẽ để lại sẹo. Mẹ có thể sẽ cảm thấy đau bụng trong khoảng thời tử cung đang co lại.
Trong quá trình tử cung sau sinh co lại, sản dịch còn sót lại cũng sẽ được tống ra ngoài cơ thể thông qua những cơn co bóp mạnh. Mức độ co bóp nhiều hay ít sẽ tùy vào cơ địa của từng mẹ, cũng như phụ thuộc vào số lần sinh con. So với lần đầu, tử cung sẽ phải co bóp mạnh và nhiều hơn ở những lần sau để đẩy sản dịch ra ngoài.
Tử cung không co lại sau sinh có nguy hiểm không?
Trên thực tế, không phải trường hợp nào tử cung cũng sẽ co hồi tốt, bởi có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình co lại của tử cung. Một số trường hợp thường gặp nhất là: do nhiễm khuẩn và bị sa tử cung. Đối với những bà mẹ có tử cung bị nhiễm khuẩn sau sinh, sự co hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường, riêng trường hợp bị sa tử cung cần đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Ngoài, ra cách chăm sóc mẹ sau sinh cũng rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến quá trình co lại của tử cung. Nếu được chăm sóc đúng cách sẽ giúp tử cung co nhanh và tốt hơn, đồng thời cũng sẽ giảm thiểu đi những nguy cơ bị băng huyết hay nhiễm trùng sau sinh.
Những cách giúp mẹ nhanh co hồi tử cung sau sinh
Ngoài tuổi tác, số lần mang thai, thời gian chuyển dạ hay trọng lượng thai nhi, quá trình chăm sóc mẹ sau sinh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự co tử cung. Vì thế, nếu mẹ muốn phục hồi tử cung nhanh hơn thì cần lưu ý một số điều sau đây:
- Xoa bóp tử cung
Xoa bóp vùng bụng dưới để giúp kích thích tử cung co lại nhanh hơn (Nguồn: Internet)
Nhẹ nhàng dùng tay massage phần bụng dưới sẽ giúp kích thích tử cung co lại nhanh hơn. Những mẹ sinh mổ có thể kết hợp massage vùng bụng và kem bôi chống sẹo. Lưu ý, những loại kem ngừa sẹo chỉ nên sử dụng khi vết thương đã liền miệng, khép mày.
- Luyện tiểu đúng cách
Các mẹ nên đi tiểu sau 4 giờ vượt cạn. Nếu không nhanh chóng loại bỏ lượng nước thừa trong cơ thể, mẹ có thể sẽ bị bí tiểu, sưng bàng quang. Việc này làm chậm quá trình co tử cung và có thể dẫn đến xuất huyết sau sinh hoặc bị viêm bàng quang.
Tiểu đúng cách là mỗi khi đi tiểu mẹ hãy tự ngắt quãng dòng nước tiểu. Đây là bài tập cơ sàn chậu đơn giản nhất để giúp củng cố sàn khung chậu và ngăn ngừa sa tử cung.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Sau khi sinh mẹ nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là vùng kín. Mẹ có thể dùng nước sát khuẩn để vệ sinh “cô bé”, nhưng nên dùng nước ấm vừa phải.
- Cho bé bú
Khi mẹ cho bé bú sẽ giúp kích thích tuyến yên tiết ra oxytocin – hormone có tác dụng làm co cơ tử cung, đẩy nhanh quá trình hồi phục của tử cung.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tranh thủ thời gian đi khám hậu sản để bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng thể của mẹ. Riêng bộ phận tử cung, bác sĩ sẽ kiểm tra để xem đã hoàn toàn bình phục như trạng thái ban đầu chưa, từ đó sẽ tư vấn mẹ cách chăm sóc sau sinh hợp lý.
Tài liệu tham khảo
- Trang benhvienthucuc.vn
- Trang marrybaby.vn
Sa tử cung là bệnh gì, điều trị được không? : Sa tử cung là hiện tượng phần tử cung của phụ nữ bị tụt xuống ống âm đạo do nhiều nguyên nhân. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, phụ nữ buộc phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung.
Bế sản dịch sau sinh: Nhận biết sớm triệu chứng để tránh nguy hiểm : Nhiều chị em sau khi sinh thường ít chịu vận động vì cho rằng càng nằm yên một chỗ sẽ càng tốt, nhưng họ lại không hề biết chính điều này sẽ gây ra tình trạng bế sản dịch sau sinh vô cùng nguy hiểm.