Cắn móng tay là thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng ngày nay, người lớn, đặc biệt là giới trẻ cũng thường xuyên có thói quen xấu này. Và nguy hiểm hơn là hầu hết mọi người đều nghĩ đây là một thói quen bình thường, chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả.
Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp chỉ vì thói quen cắn móng tay đã mắc phải một số bệnh nguy hiểm, thậm chí mất đi cả ngón tay của mình.
1. Tác hại của thói quen cắn móng tay thường xuyên
Theo một số nghiên cứu, cắn móng tay có thể là dấu hiệu của tình trạng mất cân bằng cảm xúc. Cắn móng tay có thể do căng thẳng, nhàm chán, lo lắng hay đơn giản chỉ là cắn móng tay khi chúng vô tình bị mẻ mà thôi,…
Dưới đây là những ảnh hưởng tiêu cực của việc cắn móng tay thường xuyên mà ít ai biết đến:
Cắn móng tay là thói quen xấu gây nhiều tác hại đến sức khỏe
1.1 Gây nhiễm trùng nghiêm trọng
Thường xuyên cắn móng tay có thể khiến vùng da dưới móng bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây nhiễm trùng quanh móng, gây sưng, đỏ, tích tụ mủ và đau đớn.
1.2 Nước bọt có thể khiến da bị ăn mòn
Các nhà khoa học cho biết những thành phần hóa học trong nước bọt giúp phân hủy chất béo và các phân tử thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, ngoài hỗ trợ tiêu hóa, nó còn có thể làm hỏng và nổi mụn ở ngón tay, khiến da bị ăn mòn.
1.3 Gây bệnh đường tiêu hóa
Khi cắn móng tay, các vi khuẩn, vi sinh vật, mầm bệnh tích tụ ở móng sẽ thâm nhập vào miệng và gây hại cho đường tiêu hóa. Nó có thể khiến bạn nhiễm một số bệnh như cảm sốt, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dạ dày.
1.4 Mụn cóc trên mặt
Móng tay có thể là nơi ẩn nấp lý tưởng của virus HPV, gây mụn cóc. Do đó, khi chạm tay vào miệng hoặc mặt, bạn có thể bị nổi mụn cóc ở những vùng này.
1.5 Ảnh hưởng đến răng
Dùng miệng cắn móng tay có thể khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng như viêm nướu, răng mọc lộn xộn, biến dạng hoặc sứt mẻ,…
1.6 Móng tay bị biến dạng
Cắn móng tay thường xuyên có thể làm biến dạng móng tay gây mất thẩm mỹ
Một trong những tác dụng phụ tiêu cực của thói quen cắn móng tay là khiến cho móng tay bị biến dạng. Hơn nữa, cắn móng tay thường xuyên có thể làm thay đổi độ dài và hình dạng của móng tay vĩnh viễn.
1.7 Suy giảm chất lượng cuộc sống
Một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20 – 30 người dân trên thế giới có thói quen cắn móng tay. Và hầu hết những người này có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người không có thói quen này.
Nguyên nhân là do họ phải đối mặt với những nguy hại từ việc cắn móng tay và cố gắng loại bỏ thói quen xấu này.
2. Hướng dẫn cách “cai nghiện” cắn móng tay
2.1 Cách 1: Dùng bắng dính “bọc” móng tay
Sử dụng băng dính để “bọc” móng tay cả ngày, trừ lúc ngủ. Bạn có thể thay thế băng mới sau khi tắm hoặc thay hàng ngày.
Băng các đầu ngón tay lại để tập từ bỏ thói quen cắn móng tay
2.2 Cách 2: Chọn ra một ngón duy nhất để “được bảo hộ”
Hãy chọn ra một ngón bất kỳ và không được làm gì đến nó. Bạn vẫn duy trì thói quen cắn móng tay nhưng không được “hành hạ” ngón đã được chọn.
Sau vài ngày, quan sát sự khác nhau giữa móng được chọn so với các móng còn lại. Sự “khỏe mạnh” của ngón được chọn sẽ là động lực để bạn tiếp tục “cai nghiện” các ngón còn lại.
2.3 Cách 3: Đảm bảo tay và miệng luôn bận rộn
- Tìm một thú vị khác để tạm quên việc cắn móng tay như gõ tay lên bàn, xoay vặn ngón cái, nắm chặt 2 tay, cho tay vào túi quần hoặc chỉ ngồi nhìn chằm chằm vào bàn tay,…
- Giữ miệng luôn hoạt động như nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo và ăn vặt, giúp bạn giảm thời gian danh cho việc cắn móng tay của mình.
2.4 Cách 4: Dùng chất tạo mùi ngăn cắn móng
Sơn móng tay bằng những dược phẩm tạo ra mùi vị khó chịu nhưng vô hại. Mùi đó sẽ khiến bạn mất hứng thú cho tay vào miệng.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những nguy cơ tiềm ẩn của việc cắn móng tay, từ đó giúp bạn có ý thức hơn và "cại nghiện" thói quen này thành công.