Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, trẻ cắn móng tay có thể do hai yếu tố:
Thứ nhất, trẻ có thể bị thiếu chất sắt: trẻ thiếu chất sắt thường có khuynh hướng “lạ”, trong đó có cắn móng tay, da.
Phụ huynh có thể tự kiểm tra việc này khi so sánh lòng bàn tay bé với tay của bố. Nếu thấy tay bé không hồng hào thì có khả năng bé thiếu sắt. Lý do phải so sánh với tay của bố vì thường mẹ cũng dễ bị thiếu sắt (do phụ nữ phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt).
Nếu bé trên 1 tuổi thì nên xổ giun cho bé.
Hình minh họa. Nguồn:internet
Nghe nội dung tư vấn từ bác sĩ Trương Hữu Khanh:
Khả năng thứ hai là vấn đề tâm lý của bé: bé có thể làm việc này khi bị căng thẳng, lâu dần thành thói quen. Trong số rất nhiều thói quen thể hiện sự căng thẳng như búng ngón tay, xoắn tóc, véo mũi..., cắn móng tay là hành động thường thấy nhất và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Do vậy cha mẹ nên xem bé có đang gặp những vấn đề tâm lý gì không, bé có cảm giác bị bỏ rơi khi ở nhà hay ở trường không? Và cha mẹ phải giải quyết vấn đề này hoặc đưa bé đến bác sĩ tâm lý tư vấn.
Cha mẹ có thể khống chế hành vi cắn móng tay: cha mẹ không nên ép buộc bé bỏ thói quen này ngay lập tức mà cần khuyến khích bé tư từ. Khi bé cắn móng tay, cần hướng bé chơi trò chơi nào đó cho bé quên dần thói quen này.
Việc bé hay cắn móng tay có thể khiến bé lây bệnh, trong đó phổ biến là bệnh giun sán.
Phòng tránh dịch bệnh tay chân miệng: bệnh biểu hiện như thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Mời đọc giả đọc các bài viết sau: >>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 5: 3 chú ý để chăm sóc trẻ mắc bệnh >>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 4: 5 lý do khiến bệnh nguy hiểm >>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 3: Có nên điều trị tại nhà |