Tiêu điểm: Nhân Humanity

Suy giãn tĩnh mạch chân nên và không nên làm gì?

(VOH) - Giãn tĩnh mạch chi dưới không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc đi lại của bệnh nhân. Vậy bị giãn tĩnh mạch chi dưới làm sao cho nhanh khỏi?

Thắc mắc của thính giả:

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 60 tuổi, cái chân của tôi hay bị đau ngay phần nhượng chân (phần phía sau đầu gối). Tôi có đi khám ở bệnh viện và bác sĩ nói là tôi bị suy giãn tĩnh mạch, giờ có cách nào điều trị cho mau lành không bác sĩ? nhờ bác sĩ tư vấn.

suy-gian-tinh-mach-chan-nen-va-khong-nen-lam-gi-voh

Bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên làm gì? (Nguồn: Internet)

Suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì?

PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, khi bị suy giãn tĩnh mạch chân (giãn tĩnh mạch chi dưới) thì người bệnh phải đi siêu âm chẩn đoán và sau đó dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh nên làm những điều sau đây:

suy-gian-tinh-mach-chan-nen-va-khong-nen-lam-gi-voh

Sau khi ngồi hoặc đứng lâu hãy xoa bóp chân để máu huyết lưu thông (Nguồn: Internet)

  • Khi đi làm: Nếu công việc buộc phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ thì khi đứng hoặc ngồi khoảng 45 phút, người bệnh hãy ngồi xuống duỗi chân ra hoặc đi lại vận động nhẹ. 
  • Khi đi ngủ: Nằm đầu thấp và gác chân lên một cái gối để chân cao hơn đầu. Điều này giúp cho máu lưu thông chiều ngược lại được tốt hơn, từ đó có thể giảm được triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Xoa bóp chân: Sau khi đứng hoặc ngồi khoảng 45 phút thì người bệnh hãy xoa bóp chân từ 10 – 15 phút để kích thích lưu lượng máu tuần hoàn tốt hơn.  

Nếu sau một thời gian điều trị mà bệnh không tiến triển thì người bệnh cần phải thăm khám lại để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng. Nếu suy giãn tĩnh mạch nặng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm chữa trị hiệu quả hơn.

Suy giãn tĩnh mạch chân không nên làm gì?

suy-gian-tinh-mach-chan-nen-va-khong-nen-lam-gi-voh

Giãn tĩnh mạch chi dưới không nên ngồi bắt chéo chân (Nguồn: Internet)

Bác sĩ Bay cũng cho biết, những người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới không nên ngồi bắt chéo chân. Bởi vì tư thế ngồi này có thể làm tắc nghẽn mạch máu và tạo các cục máu đông, khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch ngày càng trầm trọng hơn. 

Xem nội dung bài viết nhanh hơn tại video này:

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

Bình luận