Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Tác dụng của cây chó đẻ trong y học và những nguy hiểm tiềm tàng nếu dùng sai cách

(VOH) - Là loại cây mọc dại ở khắp các miền quê Việt Nam, tác dụng của cây chó đẻ trong y học là rất lớn, đặc biệt với bệnh viêm gan B, căn bệnh ngày càng phổ biến ở Việt Nam.

Cây chó đẻ (hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, cây cau trời, tên Hán Việt là trân châu thảo, nhật khai dạ bế, tên khoa học là Phyllanthus urinaria), là cây thân thảo một năm (đôi khi sống được lâu năm hơn), họ thầu dầu phân bố khắp các vùng nhiệt đới cổ. Cây chó đẻ cao khoảng 30 - 80cm, mọc thẳng hoặc bò, nhánh có cánh, mọc lông cứng dọc theo một bên, lá xếp thành hai dãy, hình trứng-mũi mác, dài khoảng 1,5 mm.

tac-dung-cua-cay-cho-de-trong-y-hoc-va-nhung-sai-lam-tram-trong-neu-su-dung-sai-cach-voh

Loài cây này được gọi là cây chó đẻ vì thường sau khi đẻ con xong, chó mẹ sẽ tìm ăn loại cây này để giúp làm tiêu huyết dư, ứ sau đẻ (Nguồn: Internet)

Cây chó đẻ thường mọc hoang trên các cánh đồng khô, ven đường, vùng đất bỏ hoang, bìa rừng, dưới độ cao 100–600m. Tại Ấn Độ, Bhutan, Đài Loan, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và Nam Mỹ đều xuất hiện loại cây này.

1. Các loại cây chó đẻ

Cây chó đẻ có rất nhiều loại và trong đó gồm 3 loại chính sau:

tac-dung-cua-cay-cho-de-trong-y-hoc-va-nhung-sai-lam-tram-trong-neu-su-dung-sai-cach-voh

1.1 Cây chó đẻ thân xanh (hay còn gọi là diệp hạ châu đắng)

Cây chó đẻ thân xanh có cành ngắn, ít nhánh, mặt lá màu xanh nhạt, ngắn và mỏng, khi nhai có vị đắng. Cây chó đẻ thân xanh có dược tính mạnh nhất nên thường được sử dụng nhiều hơn.

1.2 Cây chó đẻ thân đỏ (hay còn gọi là diệp hạ châu ngọt)

Cây chó đẻ thân đỏ thân có màu hanh đỏ, màu đỏ đậm nhất ở thân, lá dày và dài hơn cây chó đẻ thân xanh, khi nhai có vị ngọt, dược tính không mạnh nên ít được trồng.

1.3 Cây chó đẻ xanh đậm

Cây chó đẻ xanh đậm có màu xanh đậm, lá thưa, to và rời rạc, chóp nhọn hơn so với 2 loài trên và không được dùng làm thuốc.

2. Những cuộc nghiên cứu về cây chó đẻ với bệnh viêm gan B

Trong năm 1980, qua một cuộc nghiên cứu Nhật Bản và Ấn Độ đã xác định những tác dụng điều trị bệnh gan của cây chó đẻ là do phyllanthin, hypophyllanthin và triacontanal.

Năm 1982, Break Stone đã thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một chế phẩm có Phyllanthus amarus của Ấn Độ đã cho kết quả nhiều hứa hẹn. Sau 30 ngày uống cây chó đẻ (900mg/ngày) 50% những yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan B (sinh kháng thể bề mặt của viêm gan B) đã mất đi. Bột cây chó đẻ (Phyllanthus niruri) cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B khi uống 900 - 2.700 mg trong 3 tháng liên tục.

Đồng thời tại Việt Nam cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của cây chó đẻ như nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus hay nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).

3. Những tác dụng của cây chó đẻ

tac-dung-cua-cay-cho-de-trong-y-hoc-va-nhung-sai-lam-tram-trong-neu-su-dung-sai-cach-voh

Cây chó đẻ là một vị thuốc trong đông y (Nguồn: Internet)

3.1 Tác dụng chữa viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B là một căn bệnh do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Tại Mỹ có khoảng 4.9% người mắc bệnh này và ở Việt Nam căn bệnh này đang ngày một phổ biến, có nhiều người mắc phải.

Nguyên liệu: Cây chó đẻ (thân đỏ) 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô tảo 12g.

Cách làm: sao khô tất cả nguyên liệu dùng để sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

3.2 Chữa viêm gan do virus

  • Diệp hạ châu đắng sao khô 20g, sắc nước 3 lần.
  • Trộn chung các nước sắc, thêm 50g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày.

Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

3.3 Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amip, ứ mật, nhiễm độc)

  • Cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g.
  • Sắc nước uống hằng ngày.

3.4 Chữa nhọt độc sưng đau

  • Dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.

3.5 Chữa bị thương ứ máu

  • Dùng lá, cành cây chó đẻ và mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, chế nước vào.
  • Vắt lấy nước uống, bã thì đắp hoặc hòa thêm bột đại hoàng 8-12g thì càng tốt.

3.6 Chữa xơ gan cổ trướng

  • Cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần.
  • Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng).

Liệu trình 30 – 40 ngày, khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

3.7 Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm

Nguyên liệu: cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g.

Cách làm: Phơi khô tất cả các nguyên liệu trong bóng râm rồi tán bột.

Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc, uống mỗi ngày 3 lần (bài thuốc y học dân gian Ấn Độ).

3.8 Chữa sốt rét

Nguyên liệu: cây chó đẻ 8g, thảo quả 10g, dây hà thủ ô 10g, lá mãng cầu ta tươi 10g, thường sơn 10g, dây gắm 10g, bình lang (hạt cau) 4g, ô mai 4g, dây cóc 4g.

Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu cùng 600ml nước vào nồi, sắc còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng cây chó đẻ

tac-dung-cua-cay-cho-de-trong-y-hoc-va-nhung-sai-lam-tram-trong-neu-su-dung-sai-cach-voh

Khi sử dụng cây chó đẻ phải tham khảo ý kiến bác sĩ vì nếu dùng không đúng cách loài cây này chính là nguyên nhân tìm ẩn dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm (Nguồn: Internet)

  • Theo lương y Bùi Hồng Minh, dùng cây chó đẻ phải theo lộ trình, không thể dùng thường xuyên, tùy tiện. Việc dùng cây chó đẻ nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày để mát gan, đẹp da là một sai lầm vì loại cây này có tính mát, lạm dụng chúng sẽ gây lạnh gan, dẫn tới xơ gan.
  • Những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh thì đặc biệt không nên dùng cây chó đẻ vì sẽ khiến tình trạng bệnh ngày thêm trầm trọng.
  • Theo Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ Dương Trọng Hiếu, cây chó đẻ không có tác dụng với những người thường xuyên uống rượu bia, do đó việc phụ thuộc vào loại cây này để thoải mái sử dụng rượu bia là một nhận định hoàn toàn sai.
  • Cây chó đẻ chỉ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh và khống chế sự phát triển của virus viêm gan siêu vi B, chứ không phải dùng cây thuốc này sẽ không mắc bệnh viêm gan B. Vậy nên, với những ai không có bệnh thì không nên dùng cây chó đẻ để phòng bệnh hay tăng cường chức năng gan.
  • Khi sử dụng cây chó đẻ để trị bệnh cần phải tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì không phải cây chó đẻ nào cũng mang lại khả năng trị bệnh. Sử dụng cây chó đẻ mọc dại hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, việc trị bệnh có thể không hiệu quả đồng thời còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe dẫn đến chai gan, xơ gan… và trên thực tế đã có người tự ý sử dụng cây thuốc này đã phải vong mạng.
Bình luận