Mang thai 9 tuần, cơ thể bạn và bé đều có những thay đổi. Cùng với sự phát triển của bé, bụng của bạn cũng to ra hơn. Kích thước này có thể khác biệt tùy vào cơ thể mỗi người, nhưng nhìn chung thai nhi còn khá nhỏ nên phải nhìn kỹ mới thấy được bụng bầu.
Thời điểm này bạn đã có thể bắt đầu hình dung về giới tính của con, các mẹo dân gian giúp dự đoán giới tính thai nhi chắc cũng được nhiều mẹ bầu áp dụng, tuy nhiên tiếc là mọi chuyện đã sớm an bài từ tuần thai thứ 2 mất rồi.
1. Các loại xét nghiệm khi thai nhi tuần thứ 9
Đối với thai nhi 9 tuần tuổi, siêu âm thai chính là dấu mốc quan trọng giúp bạn nhận biết sự phát triển của thai nhi. Em bé ở tuần thứ 9 đã có sự phát triển về kích thước và trọng lượng. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ cho bạn nghe nhịp tim của con để cảm nhận mình đang mang trong bụng một sinh linh bé bỏng.
Ngoài ra, siêu âm thai 9 tuần tuổi còn có thể biết được kích thước và cân nặng của con. Quan sát được các bộ phận cơ thể bé như: tay – chân, khuôn mặt, bộ phận sinh dục,... hay các bộ phận bên trong cơ thể (ruột, gan, não, thận....).
Mang thai 9 tuần tuổi không nên bỏ qua bước siêu âm thai (Nguồn: Internet)
Bên cạnh đó, ở thời điểm thai 9 tuần một số bà bầu có thể được yêu cầu làm xét nghiệm vi sinh để chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục gây ra bởi sự phát triển quá mức của vi khuẩn sống trong một số rãnh nhỏ tại âm đạo. Triệu chứng của bệnh thường rất mờ nhạt hoặc nếu có, bạn sẽ thấy có chất váng mỏng màu trắng hoặc xám, có mùi hôi tanh chảy ra từ âm đạo, kèm theo tình trạng kích ứng hoặc ngứa quanh âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và vỡ non màng ối bao quanh em bé.
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ
2. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 9
Thai nhi 9 tuần tuổi có kích thước cỡ một quả nho, hiện tại bé nặng khoảng 28 gram và dài hơn 2.5cm. Đầu thai nhi có kích thước lớn hơn thân, nhưng sẽ trở nên cân đối hơn trong những tuần tiếp theo.
Thai nhi 9 tuần có hình hài của 1 em bé (Nguồn: Internet)
Bé hiện đã hoàn thành phần quan trọng nhất trong sự phát triển của mình, mặc dù sẽ còn rất nhiều tinh chỉnh khi thai nhi 10 tuần tuổi và xa hơn. Đây cũng là khởi đầu của giai đoạn bào thai, kể từ tuần này trở đi, thai nhi sẽ phát triển một cách nhanh chóng, tăng chiều dài gấp đôi và tiếp tục hoàn thiện các bộ phận khác trên cơ thể.
- Đuôi phôi thai không còn và được thay thế bằng hai chân, các ngón chân đã xuất hiện. Một số cơ nhỏ ở chân và tay đã được hình thành nên thai nhi có thể có những cử động ngẫu nhiên. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể cảm nhận được những cử động ấy trực tiếp mà chỉ có thể nhìn thấy khi siêu âm.
- Các cơ quan như thận, ruột, não, gan đã bắt đầu hoạt động để sản xuất các tế bào máu đỏ thay cho túi noãn hoàng đã biến mất.
- Chóp mũi mỏ xíu đã phát triển và có thể được nhìn thấy trong phim chụp. Phần da trên mắt bé cũng đang bắt đầu hình thành mí mắt.
- Những chiếc răng sữa nhỏ và xương hàm cũng đang được hình thành.
- Tim thai đã phân chia rõ thành 4 ngăn và các van bắt đầu hoạt động.
- Các cơ quan, cơ và dây thần kinh của bé dần về đúng vị trí.
- Cơ quan sinh dục bắt đầu lộ ra bên ngoài, nhưng vẫn chưa thể phân biệt được bé là trai hay gái.
3. Dấu hiệu mang thai tuần thứ 9
Hiện tại, bạn có thể chưa ra dáng bà bầu lắm nhưng tử cung thì đang thay đổi kích cỡ và lớn lên nhanh chóng để đáp ứng sự phát triển của thai nhi.
Bạn có thể sẽ cảm thấy rất nhiều những dấu hiệu mang thai như: cảm giác buồn nôn và nôn, mệt mỏi, chán ăn...
Tâm trạng thay đổi thất thường cũng sẽ xuất hiện khi bạn mang thai giai đoạn đầu, nguyên nhân là do sự thay đổi các hormone và nỗi lo lắng bản năng. Ngoài ra, các hiện tượng đầy hơi, táo bón cũng sẽ tiếp tục diễn ra giống như khi thai nhi 8 tuần tuổi.
4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần thứ 9
Ở tuần thai này, nguy cơ sảy thai thường rất cao với dấu hiệu phổ biến nhất là chảy máu âm đạo. Vì thế, hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện mình bị chảy máu vùng kín.
Một số phụ nữ có thể sẽ bị những cơn đau nửa đầu tấn công thường xuyên hơn ở tuần thai thứ 9 và kéo dài trong suốt thai kỳ. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy để tinh thần thoải mái, thư giãn... Trong trường hợp chứng đau nửa đầu diễn ra nghiêm trọng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc trị đau đầu an toàn cho phụ nữ mang thai.
4.1 Khi thai nhi tuần thứ 9 nên kiêng gì ?
Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, bạn cần tránh xa:
- Bình xịt kiến hoặc gián: Những loại hóa chất có trong các loại bình xịt này có thể gây hại cho sức khỏe phụ nữ mang thai, vì thế tốt nhất là nên hạn chế sử dụng.
- Xông hương trong nhà: Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác hại cũng việc xông hương lên thai phụ, nhưng cũng không có nghiên cứu nào chỉ rõ lợi ích của việc làm này. Do đó, tránh xa chúng cũng là một cách tốt để phòng ngừa những điều tồi tệ có thể xảy ra.
- Trà thảo dược: Mặc dù không có bằng chứng nào khẳng định uống trà thảo dược khi mang thai là không an toàn. Tuy nhiên, mẹ nên tránh các loại trà thảo dược có chứa thành phần có tác dụng dược lý có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống các loại trà có thể kích thích tử cung co thắt.
Phụ nữ mang thai 9 tuần nên hạn chế dùng trà thảo dược (Nguồn: Internet)
4.2 Mang thai 9 tuần nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai cần nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để có đủ dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên, giai đoạn đầu sẽ rất khó đạt được do các triệu chứng ốm nghén khiến bạn khó chịu. Nếu thấy mệt mỏi, kiệt sức hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin B6.
Để phòng ngừa táo bón, bạn nên chọn các loại sữa dành cho bà bầu thích hợp. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, uống nước trái cây hoặc ăn thêm phô mai ít béo.
Magie cũng rất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương, thì thế bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa magie trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Như vậy, với thai nhi tuần thứ 9 bạn vẫn cứ tiếp tục thực hiện việc kết nối cùng con yêu mỗi ngày. Đồng thời, xây dựng cho mình một lịch trình sinh hoạt và làm việc hợp lý để giảm thiểu các rủi ro trong suốt thai kỳ cũng như đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ và con.