Chờ...

Tiểu gấp sau khi uống cà phê cảnh báo bàng quang đang hoạt động quá mức!

(VOH) - Kẹp chặt hai chân, đứng ngồi không yên và mồ hôi ra nhễ nhại, thiết nghĩ nhiều người đã từng trải qua cảm giác bức bách đến mức bàng quang như sắp nổ tung này.

Một số người cảm thấy muốn mắc tiểu cần đi vào nhà vệ sinh tức khắc sau khi uống cà phê.

Các bác sĩ cho biết, thói quen ăn uống có liên quan mật thiết đến việc bàng quang hoạt động quá mức, nhiệt độ và chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến “cảm giác” của bàng quang.

Một số người cảm thấy muốn mắc tiểu cần đi vào nhà vệ sinh tức khắc sau khi uống cà phê. (Nguồn: Internet)

Một số người cảm thấy muốn mắc tiểu cần đi vào nhà vệ sinh tức khắc sau khi uống cà phê. (Nguồn: Internet)

Cà phê làm bàng quang hoạt động quá mức?

Li Yanxi, bác sĩ Trưởng khoa Tiết niệu của bệnh viện Guangxiong Changan (Đài Loan-Trung Quốc) chia sẻ trường hợp anh Zhang, 40 tuổi, làm tài xế xe tải đường dài trong nhiều năm. Một chuyến xe thường mất từ 4 đến 5 giờ kết thúc. Khi còn trẻ, anh có tinh thần và thể lực rất tốt, nhưng khi thể lực suy giảm theo tuổi tác thì thường xuyên cần đến cà phê để tạo hưng phấn và tỉnh táo lái xe tập trung hơn.

Trước đây, anh không cần nghỉ ngơi cũng có thể hoàn thành chuyến xe đi đến đích nhanh chóng, nhưng bây giờ anh phải đi tiểu mỗi giờ trong suốt hành trình chuyến xe, nếu không anh cảm thấy bàng quang của mình như muốn nổ tung, làm chuyến xe kéo dài thêm thời gian do dừng lại đi vệ sinh.

Vì tình trạng kéo dài, anh đi khám bệnh tại khoa tiết niệu để điều trị loại trừ các vấn đề như sỏi tuyến tiền liệt và đường tiết niệu. Thông qua điều trị bàng quang hoạt động quá mức và điều chỉnh lối sống, cuối cùng anh bình phục trở lại như lúc trước, không còn phải lo lắng tìm kiếm nhà vệ sinh ở đâu trong lúc lái xe.

Nhiệt độ, thói quen ăn uống và bàng quang hoạt động quá mức có liên quan mật thiết với nhau.

Bác sĩ Li Yanxi giải thích rằng, cả nhiệt độ và chế độ ăn uống đều có thể ảnh hưởng đến "cảm giác" của bàng quang. Theo nghiên cứu, có mối tương quan giữa nhiệt độ và sự xuất hiện tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ bàng quang hoạt động quá mức càng cao, vì khi cơ thể cảm thấy nhiệt độ thấp sẽ thông qua dẫn truyền thần kinh làm cho bàng quang trở nên “nhạy cảm” hơn bình thường và thậm chí tạo ra các cơn co thắt không tự chủ, làm cho các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu thường xuyên (đi tiểu hơn 8 lần một ngày) và tiểu đêm (thức dậy đi tiểu nhiều hơn một lần vào ban đêm ) sẽ nặng hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí sẽ tiểu ra quần trước khi chạy vào nhà vệ sinh, đây còn gọi là tình trạng tiểu không tự chủ.

Tiểu gấp sau khi uống cà phê cảnh báo bàng quang đang hoạt động quá mức! 2
Nhiệt độ, thói quen ăn uống và bàng quang hoạt động quá mức có liên quan mật thiết với nhau (Nguồn TVBS)

Bác sĩ Li Yanxi cho biết, cuộc sống và thói quen ăn uống cũng liên quan mật thiết đến việc bàng quang hoạt động quá mức, nếu không có hoạt động gắng sức hay đổ mồ hôi và nạp vào cơ thể một lượng nước lớn trong thời gian ngắn sẽ dễ gây đi tiểu nhiều lần. Nói chung, nên làm theo nguyên tắc “uống lượng ít và uống làm nhiều lần”, sau đó điều chỉnh tùy theo lượng hoạt động hoặc lượng đổ mồ hôi.

Cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine như trà, rượu, đồ uống có đường, trái cây có múi và đồ uống có múi, chất làm ngọt nhân tạo và thức ăn cay nồng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu gấp hoặc tăng tần suất đi tiểu. Ngoài ra, các chất hóa học khác nhau trong thuốc lá cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đi tiểu này.

Bác sĩ Li Yanxi nói rằng, nguyên nhân của bàng quang hoạt động quá mức hầu như không được biết rõ ràng và nó có thể liên quan đến lão hóa, tiểu đường, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, tổn thương tủy sống và phì đại tuyến tiền liệt.

Điều cần lưu ý là trước khi đưa ra chẩn đoán, các bác sĩ sẽ lần lượt loại trừ các vấn đề khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, u bàng quang, sỏi bàng quang, dị vật bàng quang, sa cơ vùng chậu… rồi mới đưa ra chẩn đoán bàng quang hoạt động quá mức. 

Làm thế nào cải thiện bàng quang hoạt động quá mức?

So với các triệu chứng đi tiểu như tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, các triệu chứng dự trữ nước tiểu của bàng quang hoạt động quá mức có ảnh hưởng lớn hơn đến chất lượng cuộc sống. Người mắc phải bàng quang hoạt động quá mức đi đâu cũng thường phải chú ý tìm kiếm nhà vệ sinh nằm ở đâu, ảnh hưởng đến sự tập trung, hoặc thậm chí không dám ngồi xe để tham gia trong một chuyến đi nào đó, nhất là từ chối các chuyến du lịch di chuyển đường dài, vì không thể nhịn tiểu được.

Xem thêm: Tại sao 90% phụ huynh chưa muốn cho con tiêm vắc xin COVID-19?

Các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức có thể không được chữa khỏi, nhưng chúng có thể được kiểm soát. Bác sĩ Li Yanxi gợi ý rằng, trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tập thói quen nhịn uống nước từ 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ, đi vệ sinh trước khi đi ngủ và trước khi ra ngoài. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tăng dần thời gian nhịn tiểu, tập luyện bàng quang tạo khoảng thời gian cố định giữa các lần đi tiểu.

Trong chế độ ăn uống nên tránh cà phê, trà, nước uống có ga, rượu và thức ăn cay nồng. Ngoài ra, hãy bổ sung nhiều chất xơ và thường xuyên tập thể dục để hình thành thói quen đi tiêu đi tiểu đều đặn, vì táo bón cũng có liên quan đến các triệu chứng đi tiểu.