Cứ 5 năm một lần trong 20 năm, 3.117 người tham gia nghiên cứu được đánh giá về các triệu chứng trầm cảm, hoàn thành bảng câu hỏi về sự thèm ăn, giấc ngủ, khả năng tập trung và cảm giác vô dụng, buồn bã hoặc cô đơn.
Khi những người tham gia đến độ tuổi khoảng 55, họ được thực hiện ba bài kiểm tra để thể hiện kỹ năng tư duy và trí nhớ của mình. Điểm số dao động từ 0 đến 133, điểm thấp hơn thể hiện nhận thức kém hơn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, người da đen báo cáo các triệu chứng trầm cảm thường xuyên hơn người lớn da trắng. Những người tham gia da đen có nhiều triệu chứng nhất thường có trí nhớ, tốc độ xử lý và điểm chức năng điều hành kém hơn so với những người có ít triệu chứng.
Tác giả nghiên cứu Leslie Grasset của Đại học Bordeaux cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng, người trưởng thành da đen không chỉ có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng trầm cảm tồi tệ hơn mà những triệu chứng này còn có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn đối với suy nghĩ và trí nhớ ngay từ tuổi trung niên”.
Trong số những người tham gia da trắng, những người thuộc nhóm có triệu chứng cao - có trí nhớ và tốc độ xử lý kém hơn so với những người trong nhóm có triệu chứng thấp.
Chứng sa sút trí tuệ được đặc trưng bởi sự suy giảm dần dần chức năng não. Tuổi già, chấn thương não, tiền sử gia đình mắc chứng mất trí nhớ và những thói quen xấu như hút thuốc là những yếu tố nguy cơ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, gần 6 triệu người Mỹ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ liên quan. Con số đó dự kiến sẽ tăng lên 14 triệu người vào năm 2060.
Mặc dù không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ, nhưng Johns Hopkins Medicine khuyến nghị năm bước lành mạnh để giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ: Kiểm soát huyết áp cao; Tránh bệnh tiểu đường; Bỏ thuốc lá; Đạt được cân nặng khỏe mạnh - và kiên trì với nó; Luyện tập thể dục đều đặn.