Trầm cảm sau sinh: Biểu hiện và cách điều trị

(VOH) - Nếu như không có sự quan tâm và chăm sóc đúng mức từ gia đình, nhiều phụ nữ sau khi sinh con có khả năng rơi vào tình trạng trầm cảm với những hệ lụy nguy hiểm.

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Bệnh trầm cảm sau khi sinh (Postpartum Depression hay PPD) là căn bệnh chủ yếu đến với người phụ nữ sau khi đứa con được ra đời.

Triệu chứng thường thấy là buồn rầu sau khi sinh, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, thiếu tập trung, cáu gắt, xao nhãng việc chăm sóc con cái, ăn uống thất thường.

Trầm cảm sau sinh: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Ảnh minh họa: 30seconds

2. Các giai đoạn của trầm cảm sau sinh

Các chuyên gia y tế cho biết, trong rối loạn khí sắc của người phụ nữ sau sinh sẽ chia làm ba mức độ.

Mức độ thứ nhất đó là buồn sau sinh. Ở mức độ này, đôi lúc người phụ nữ sẽ cảm thấy tủi thân, đêm bỗng thức dậy rồi bật khóc mà không biết lý do. Theo bác sĩ Lê Văn Hiền đến từ bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, có từ 85% đến 90% phụ nữ sau sinh sẽ gặp phải những triệu chứng này.

Nếu môi trường sinh sống hay những mối quan tâm gia đình dành cho người phụ nữ không đúng mức thì sẽ dẫn đến giai đoạn thứ hai đó là trầm cảm sau sinh. Lúc này, người phụ nữ sẽ luôn luôn cảm thấy ức chế và có những suy nghĩ tiêu cực.

Đến giai đoạn cuối cùng, nếu không được chẩn đoán, hỗ trợ tâm lý hay nhận được sự giúp đỡ từ gia đình, người phụ nữ sẽ phải đối mặt với loạn thần sau sinh.

Ở giai đoạn này, người mẹ sẽ không còn kiểm soát được hành vi của mình nữa và sẽ xảy ra những sự việc nghiêm trọng như có ý nghĩ tự sát hay mẹ giết con mà chúng ta

Các giai đoạn này đều có thể xuất hiện trong thời gian mang thai nhưng thường thấy nhất là vào những ngày đầu sau sinh. Đặc biệt là với những người có đầu lòng vì lúc này họ chưa có nhiều  kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái.

3. Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Khi mang thai và sau khi sinh sẽ có những biến đổi về thể chất gây ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ. Lúc này sự hỗ trợ từ gia đình là rất quan trọng.

Khi được chia sẻ, quan tâm việc chăm con sẽ giúp tâm lý người phụ nữ nhẹ nhàng hơn và phục hồi nhanh chóng. Luôn cần có một người bên cạnh để giúp người mẹ tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực gây hại đến đứa bé và bản thân.  

Hãy cố gắng đối xử với người bệnh như một căn bệnh bình thường. Khi người bệnh không được khỏe thì hãy để người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì người bệnh có thể làm bất cứ việc gì theo ý thích.

Trầm cảm sau sinh: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Gia đình là chìa khóa giúp người mẹ vượt qua những vấn đề về tâm lý sau khi sinh. Ảnh minh họa.  

Thứ hai là việc điều trị bằng thuốc. Khi người mẹ nhận thấy bản thận có những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh thì cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đồng thời, mạnh dạn chia sẻ với bác sĩ tất cả  những triệu chứng gây khó chịu để các bác sỹ chẩn đoán chính xác về bệnh tình.