1. Tứ chứng Fallot là gì?
Tứ chứng Fallot (hay còn gọi là Fallot IV) là bệnh tim bẩm sinh có tầm quan trọng trong tim mạch học nhi khoa. Bệnh tim này gây ra những thay dổi bất thường về cấu trúc tim, nó chiếm tỷ lệ 1/125 trẻ sinh ra.
Tứ chứng Fallot bao gồm 4 tổn thương sau đây:
Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh (Nguồn: Internet)
- Hẹp đường ra thất phải: Sự liên hệ giữa thất phải và phổi bị hẹp làm dòng máu chảy lên phổi giảm.
- Thông liên thất: Có lỗ liên hệ giữa thất phải và thất trái của tim.
- Động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất: Động mạch chủ thường bị lệch phải nhiều và thường nằm ngay trên lỗ thông liên thất.
- Phì đại của thất phải: Phần cơ thất phải dày hơn bình thường do tắc nghẽn đường ra.
Tứ chứng Fallot có thể gặp ở cả nam và nữ, nó thường phối hợp với tình trạng thiếu hụt gene mà hay gặp nhất là nhiễm sắc thể 21 (hội chứng Down) và có thể thiết hụt ở nhiễm sắc thể 22 gây ra hở hàm ếch. Nếu bố và mẹ có người thân mắc tứ chứng Fallot thì có nhiều khả năng con sinh ra có thể có tổn thương này.
2. Trẻ bị tứ chứng Fallot có biểu hiện gì?
Tùy theo mức độ tắc nghẽn của dòng máu trong tâm thất phải và vào phổi mà các triệu chứng của tứ chứng Fallot sẽ khác nhau ở mỗi người. Các dấu hiệu và triệu chứng của một đứa trẻ bị tứ chứng Fallot gồm có:
- Da có màu xanh tím.
- Khó thở và thở nhanh, đặc biệt là khi cho trẻ ăn hoặc tập thể dục.
- Mất ý thức, ngất xỉu.
- Ngón tay hoặc ngón chân dùi trống.
- Tăng cân chậm.
- Mệt mỏi nhanh chóng trong khi chơi hoặc tập thể dục.
- Cáu gắt.
- Quấy khóc kéo dài.
- Cơn tím thiếu oxy.
Triệu chứng của tứ chứng Fallot phổ biến nhất là tím môi, tím các chi ở trẻ (Nguồn: Internet)
Triệu chứng của tứ chứng Fallot cũng thường thay đổi phụ thuộc vào độ nặng nhẹ của tình trạng tắc nghẽn dòng máu. Một số trẻ thì tím môi và đầu chi ngay lập tức sau sinh do tắc nghẽn nặng đường ra. Những trẻ bị tắc nghẽn ít hơn thường sẽ có màu sắc da hồng bình thường khi sinh ra.
Đôi khi, các bé bị tứ chứng Fallot sẽ đột ngột có triệu chứng tím tái ở da, móng tay và môi sau khi khóc hoặc bú, hoặc khi bị kích động. Các triệu chứng này còn được gọi là cơn tím thiếu oxy do sự sụt giảm nhanh chóng lượng oxy trong máu, thường gặp ở trẻ từ 2 – 4 tháng.
3. Nguyên nhân gây tứ chứng Fallot
Tứ chứng Fallot xảy ra trong quá trình phát triển bào thai, mặc dù có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của tứ chứng Fallot vẫn chưa được biết rõ.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tứ chứng Fallot ở thai nhi bao gồm:
- Người mẹ bị nhiễm virus khi mang thai như sởi rubella.
- Người mẹ nghiện rượu khi mang thai.
- Người mẹ có chế độ dinh dưỡng kém khi mang thai.
- Người mẹ mang thai khi đã trên 40 tuổi.
- Một trong hai hoặc cả 2 bố mẹ có tứ chứng Fallot.
- Trẻ mắc hội chứng Down hoặc hội chứng DiGeorge.
4. Trẻ bị tứ chứng Fallot có sao không?
Hầu hết những đứa trẻ bị tứ chứng Fallot khi mới sinh ra không cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Chúng vẫn có thể sống bình thường.
Phẫu thuật là phương pháp tối ưu và duy nhất để điều trị tứ chứng Fallot, tuy nhiên cha mẹ nên chờ cho trẻ được vài tháng rồi mới tiến hành phẫu thuật. Nếu mới sinh ra mà trẻ bị tắc nghẽn nặng và có kèm theo các biểu hiện của những bệnh lý khác thì chỉ nên phẫu thuật tạm thời.
5. Phương pháp điều trị tứ chứng Fallot
Ở hầu hết trẻ bị tứ chứng Fallot, phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu và duy nhất. Phẫu thuật gồm đóng lỗ thông liên thất bằng miếng vá và làm thông mạch máu bị tắc nghẽn từ tâm thất phải đến phổi. Có 2 loại phẫu thuật có thể hiện gồm:
Sau phẫu thuật trẻ cũng cần được khám tim đều đặn (Nguồn: Internet)
- Phẫu thuật tim: Là loại phẫu thuật được thực hiện trong năm đầu tiên của trẻ. Trong thủ thuật này, phẫu thuật viên sẽ đặt một tấm phủ lên lỗ thông liên thất để đóng lỗ thông giữa 2 tâm thất. Phẫu thuật viên cũng sẽ sửa chữa hẹp van động mạch phổi và nong rộng động mạch phổi ra để tăng lưu lượng máu lên phổi. Sau phẫu thuật, nồng độ oxy trong máu sẽ tăng và triệu chứng của bé sẽ giảm.
- Phẫu thuật tam thời: Đôi khi trẻ cần phẫu thuật tạm thời trước khi được sửa chữa trong tim, trường hợp này thường áp dụng cho trẻ sinh non hoặc bị thiểu sản động mạch phổi. Phẫu thuật viên sẽ tạo một cầu nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi, luồng thông này sẽ làm tăng lưu lượng máu phổi. Khi đứa trẻ đã sẵn sàng để làm phẫu thuật tim, cầu nối sẽ được gỡ bỏ.
Lời khuyên: Sau điều trị, mặc dù ca phẫu thuật rất thành công nhưng không có nghĩa là trẻ sẽ có một trái tim hoàn toàn bình thường. Vì vậy, cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám tim đều đặn.