Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, so với trẻ bình thường, hàm lượng vitamin D ở trẻ tăng động rõ ràng là rất thấp, nên bổ sung cho trẻ vitamin D bằng thực phẩm hoặc phơi nắng.
Ngoài ra, dùng Omega-3 cũng có thể giúp cải thiện chức năng não bộ của những trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý.
Xu Yuzhen – chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin D ở trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý rất thấp, không đầy đủ. ·
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng bao gồm không tập trung chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng.
Điều này có thể liên quan đến chức năng hoạt hóa của serotonin, còn được gọi là hormone hạnh phúc - là một hormone đặc biệt, nó đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý trong cơ thể con người.
Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý, bao gồm cả khả năng kiểm soát cảm xúc, khả năng tiếp xúc xã hội, khả năng ra quyết định, phản ứng bốc đồng, chất lượng giấc ngủ, hiếu động, kiểm soát căng thẳng…
Người ta cũng tìm thấy trong các tài liệu rằng, ngoài chế độ ăn uống thiếu chất, rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em còn liên quan đáng kể đến di truyền, môi trường (bạo lực, căng thẳng), chứng nghiện rượu của cha mẹ…
Bổ sung vitamin D từ thực phẩm và phơi dưới ánh nắng mặt trời
Vitamin D có thể hấp thu được qua thức ăn hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời. Chuyên gia Xu Yuzhen giải thích rằng, gan heo, gan gà, gan vịt, cá ngừ, cá hồi, nấm hương, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, bơ và sữa… rất giàu vitamin D.
Khi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, con người cũng có thể hấp thu được vitamin D dưới dạng đã hoạt hóa bằng cách phơi nắng 15 phút mỗi ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng Xu Yuzhen cho biết thêm, hàm lượng vitamin D mà cơ thể tổng hợp hàng ngày rất nhỏ nhưng không thể thiếu vì nó đóng vai trò quan trọng cho việc trao đổi chất, dưới 1 tuổi chỉ cần 10 microgam và 5 microgam đối với trẻ trên 1 tuổi là đủ.
Bình thường, mọi người nên uống nhiều sữa hơn, uống 240cc ~ 480cc mỗi ngày. Đồng thời, nên nhớ bổ sung thêm canxi và vitamin D, giúp xương và răng phát triển khỏe mạnh, đặc biệt giúp serotonin hoạt động bình thường.
Omega-3 cũng có thể cải thiện chứng tăng động giảm chú ý
Chuyen gia dinh dưỡng Xu Yuzhen cho biết, ngoài vitamin D, bổ sung Omega-3 (EPA, DHA) còn có thể giảm viêm, tăng giải phóng serotonin, giúp cải thiện chức năng não của những trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý, hội chứng asperger (là một dạng của bệnh tự kỷ), rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nó biểu hiện ở hành vi, chức năng nhận thức…
Nguồn thực phẩm chứa nhiều Omega-3 (EPA, DHA) là cá biển sâu, chẳng hạn như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích… Ngoài ra, các loại hạt như hạt óc chó (còn gọi là hạt hồ đào, hạch đào, vạn tuế tử), hạt hạnh nhân, hạt lanh… cũng rất giàu Omega-3.
Nếu ở nhà có trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, ngoài việc tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em để điều trị, mọi người cũng có thể chăm sóc trẻ bằng việc cho trẻ ăn uống đúng thực phẩm, bổ sung đúng và đầy đủ các chất dinh dưỡng để giảm nhẹ tình trạng bệnh của trẻ.