Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Vùng da bị đổi màu nói lên điều gì về sức khỏe?

(VOH) - Có thể nói, da là ‘tấm gương’ phản chiếu rất rõ về tình trạng sức khỏe. Vậy màu da thay đổi báo hiệu điều gì về sức khỏe của bạn? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những thay đổi về màu sắc trên da dù rất nhỏ nhưng cũng có thể là dấu hiệu giúp bạn nhận biết những căn bệnh đang tìm ẩn bên trong cơ thể.

Vùng da bị đổi màu bất thường là dấu hiệu của bệnh gì?

PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, da là bộ phận có diện tích lớn nhất trên cơ thể, nó giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt và bài tiết độc tố trong cơ thể ra ngoài rất tốt. 

vung-da-bi-doi-mau-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-voh

Da có vai trò quan trọng đối với cơ thể (Nguồn: Internet)

Có thể nói da là ‘tấm gương’ phản chiếu sức khỏe từ trong ra ngoài. Chính vì vậy, việc thường xuyên quan sát sự biến đổi bất thường trên da là cơ hội để bạn nhận biết tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. 

Theo bác sĩ Bay, da của một người Việt bình thường sẽ có màu vàng (nhưng không phải màu vàng của nghệ), da nhuận tươi (da không bị khô hay ẩm ướt). Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có da trắng hồng hoặc nâu đen. 

Khi sức khỏe có vấn đề, màu sắc của da có thể thay đổi và biểu hiện ra bên ngoài. Cụ thể, khi da biểu hiện những màu sắc dưới đây thì bạn cần phải đi thăm khám ngay:

  1. Da chuyển màu vàng bất thường

Nếu như vàng ở lòng bàn tay, bàn chân thì có thể do bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa caroten như cà rốt, đu đủ,…Sau khi ngừng ăn các loại thực phẩm này, màu da trở lại bình thường thì không có gì phải lo lắng.

vung-da-bi-doi-mau-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-voh

Bệnh vàng da (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy da chuyển sang màu vàng như nghệ, vàng rơm hoặc vàng sậm màu ở một vùng da nào đó, kèm theo ngứa da và niêm mạc mắt vàng thì có thể bạn đang mắc bệnh gan – mật. 

  1. Màu da tái nhợt hoặc xanh

Bác sĩ Bay cho biết, da tái nhợt hoặc xanh là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Bệnh này có thể kèm theo biểu hiện kết mạc mắt, móng tay và móng chân nhợt nhạt hơn bình thường, tóc khô, hồi hộp, nhịp tim nhanh,…

  1. Da chuyển màu đen

Da chuyển từ màu vàng bình thường sang màu đen bất thường (có thể đều hoặc không đều trên da) có liên quan đến nội tiết tuyến thượng thận hoặc nội tiết tuyến não thùy. Chính vì vậy, khi da chuyển sang màu đen bất thường thì bạn cần đi gặp bác sĩ để thăm khám cận lâm sàng, làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán. 

  1. Đốm đỏ trên da mặt

vung-da-bi-doi-mau-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-voh

Hồng ban hình cánh bướm là biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ (Nguồn: Internet)

Đốm đỏ trên da mặt lan ra tuyến mang tai, có hình dạng như cánh bướm hay còn gọi là hồng ban cánh bướm là biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ. Đây là căn bệnh nguy hiểm vì phải dùng corticoid để điều trị, mà loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ trước khi biến chứng của bệnh chính xuất hiện. Lupus ban đỏ có thể gây biến chứng thận, biến chứng hô hấp,…

  1. Da có đốm trắng, có vảy

Da có đốm trắng, có vảy có thể là lang ben do nấm hoặc là bệnh bạch tạng. Đây là bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hiếm khi gây tử vong ở người.

  1. Đốm trắng trên da, ngực, cánh tay

Khi thấy các đốm trắng trên da, ngực hoặc cánh tay, bạn dùng tay ấn xuống, nếu nó không biến mất thì đó có thể là dấu hiệu gan của bạn đang gặp vấn đề.

  1. Lằn ranh màu đen trên vùng cổ, nách, ngực

vung-da-bi-doi-mau-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-voh

Hãy thận trọng với những lằn ranh đen trên da (Nguồn: Internet)

Những lằn ranh trên vùng cổ, nách hoặc ngực, kèm theo lỗ chân lông to thì coi chừng đang có khối u tại vùng đó. Khi thấy hiện tượng này bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán sớm nhằm tránh khối u phát triển thêm.

Màu da bị thay đổi nên làm gì?

Bác sĩ Nguyễn Thị Bay cho biết, khi thấy màu da thay đổi bất thường thì đầu tiên bạn phải đến gặp bác sĩ để thăm khám. Có thể đến cơ sở Đông hoặc Tây y đều được. 

Tùy thuộc vào loại bệnh gây biến đổi màu da mà có cách chữa trị khác nhau. Thuốc sử dụng điều trị các bệnh như lang ben, bạch biến,…cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng loại da. Chính vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc điều trị, mà cần thiết phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ cũng như thầy thuốc.

Nếu da bị thay đổi màu do bệnh lý ở gan, mật hay bệnh thiếu máu,…thì cần chữa trị chính xác nguyên nhân, loại bỏ bệnh lý đó hiệu quả thì da sẽ trở lại màu sắc như bình thường.

Xem nội dung nhanh hơn tại video này:

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

Da khô – Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà: Có nhiều nguyên nhân làm da khô, việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp thích hợp cho làn da khô và bong tróc của mình.
Cách đắp mặt nạ bơ giúp da sáng mịn lên thấy rõ: Bơ không chỉ là loại trái cây thơm ngon mà nó còn chứa hàm lượng dinh dưỡng và vitamin cao. Do vậy, đắp mặt nạ từ bơ là cách chăm sóc da tự nhiên và an toàn hơn bất kỳ loại mỹ phẩm nào.
Bình luận