Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Xơ vữa động mạch chân gây đau mỗi khi bước đi phải làm sao cho nhanh khỏi?

(VOH) – Xơ vữa động mạch là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, trong đó có tình trạng gây đau đớn mỗi khi di chuyển.

1. Câu hỏi thính giả

Chào bác sĩ

Tôi năm nay đã 78 tuổi, đi khám thì bác sĩ kết luận là xơ vữa động mạch hai bên đùi, giãn - suy tĩnh mạch nông chi dưới hai bên. Bác sĩ có cho uống thuốc Dilodin 500mmg 2 tuần, nhưng thấy bàn chân cứ phù lên hoài, 3 tháng rồi vẫn phù, cái nhượng chân rất đau không bước đi được. Tôi xin hỏi là nên khám ở đâu và làm sao để bước đi được mà không bị đau?

2. Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (BV Đại học Y dược TPHCM) ) tư vấn:

xo-vua-dong-mach-gay-dau-moi-khi-buoc-di-phai-lam-sao-cho-nhanh-khoi-voh

Xơ vữa động mạch chân ở người già cần điều trị và theo dõi kỹ càng (Nguồn: Internet)

Chào chị, thông thường nếu chị chỉ bị suy giãn tĩnh mạch thôi thì đơn giản hơn trong việc điều trị, nhưng chị còn bị bệnh động mạch, nhất là xơ vữa động mạch đùi 2 bên thì việc điều trị sẽ tương đối khó khăn hơn.

Chúng ta biết suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu xuống được nhưng quay về không được nên bị ứ lại ở dưới nên gây ra tình trạng phù. Còn với chứng xơ vữa động mạch thì đây là hiện tượng máu nuôi đến không được tới các chi trong cơ thể. Và trong trường hợp chị đứng, lượng máu sẽ có khuynh hướng theo trọng lực đi xuống dưới chân chứ không phải nhờ vào hệ thống động mạch tốt.

Điều này khiến cho việc bơm máu để làm thay đổi thành phần và làm đầy đủ các thành phần sẽ bị thiếu đi. Ví dụ, trong máu thường có chứa oxy để chuyển đến từng tế bào nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, trong đó có đôi chân, nhưng vì chị bị suy giãn tĩnh mạch ở chân nên làm cho nhượng chân của chị bị đau do máu xuống được nhưng không về được (bị ứ lại bên dưới chân).

Bên cạnh đó, chứng xơ vữa động mạch đùi cũng góp phần vào khiến cho cơn đau của chị thêm nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp chị không bị đau khi bước đi thì chị cũng sẽ gặp phải một tình trạng khác, gọi là chứng đi cách hồi, tức là chị đi khoảng 20 bước thì phải ngồi xuống rồi giãn chân ra, hoặc gác chân lên cao rồi mới bước đi tiếp được. Thậm chí, nếu tổn thương xơ vữa này diễn tiến nặng và không bơm máu được thì sẽ dẫn đến tình trạng tắt mạch và hậu quả của nó là rất nặng nề.

3. Cách chữa trị chứng xơ vữa động mạch chân

Để điều trị tình trạng này, chị phải đi khám lại ở người thầy thuốc vừa điều trị cho chị để người ta xem kích thước của mảng xơ vữa hẹp đến mức nào, có cần phải sử dụng các phương pháp phẫu thuật đặt stent mạch vành ở vùng đó hay không. Hoặc sẽ cho chị sử dụng thuốc nhưng không đơn giản như các thuốc cho suy van tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch không thôi mà còn phải sử dụng các loại thuốc giúp làm cho thành động mạch mềm hơn, các mảng xơ vữa này ổn định không bị tróc không di chuyển gây tắt mạch.

Ngoài việc dùng thuốc đúng chỉ định chị cần lưu ý thêm trong việc chăm sóc. Nếu chị chỉ gặp tình trạng giãn, sưng phù chân không thôi thì chị phải đi vớ để làm sao cho nó ép vào, không cho mạch ứ đọng xuống bàn chân trong thời gian điều trị. Vào ban đêm khi ngủ chị phải gác chân cao lên.

Bên cạnh đó chị cũng nên yêu cầu được thử máu, thử máu sẽ giúp xác định tình trạng xơ vữa này là do chị đã hơn 70 tuổi rồi nên có xơ vữa thành mạch hay do nguyên nhân khác. Đồng thời phải xem có mảng xơ vữa kèm theo hay không bởi đó là yếu tố nguy cơ rất lớn gây tắc mạch hay lấp mạch về sau.

Sau khi đã được điều trị chị phải tiếp tục đi khám, siêu âm theo dõi xem qua sử dụng thuốc thì bệnh ở mức độ nào rồi, van tĩnh mạch đó có tiếp tục dùng thuốc đó được không hay phải dùng phương pháp khác. Điều quan trọng là chị nên khám ở nơi mình khám trước vì thầy thuốc đã có biết bệnh trạng của mình từ trước nên việc tiếp tục theo dõi sẽ tốt hơn là đi đến chỗ mới.

 

Bình luận