- Những điều cần biết về tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị hăm tả
- 8 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà theo phương pháp dân gian
- Sử dụng dầu dừa trị hăm cho trẻ sơ sinh
- Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
- Cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh từ lá khế
- Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng bột yến mạch
- Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lô hội
- Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng giấm
- Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm
- Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ
- Một số triệu chứng thường gặp khi bé bị hăm da
- Cách chăm sóc và vệ sinh khi trẻ sơ sinh bị hăm
- Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hăm
- Các loại thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh
- Những điều lưu ý khi trị hăm cho trẻ sơ sinh
Phần lớn các mẹ khi thấy da bé bị hăm chỉ lo nghĩ cách trị hăm cho trẻ sơ sinh mà quên mất rằng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất thì mẹ cần phải biết tình trạng hăm là gì, nguyên nhân từ đâu mới có thể tìm ra biện pháp ngăn ngừa tốt nhất.
1. Những điều cần biết về tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh
Hăm là hiện tượng da bị viêm ở các vùng nếp gấp, nóng và ẩm là yếu tố chính gây nên tình trạng này. Bên cạnh đó do, sự cọ xát giữa các nếp gấp đi kèm tác động của mồ hôi, phân, nước tiểu cũng có thể khiến làm da tổn thương nặng hơn, thậm chính gây ra các vết trầy xướt da và bội nhiễm.
Tình trạng hăm thường gặp ở trẻ sơ sinh,trong giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, do ở những năm đầu đời da của bé mỏng hơn đến 7 lần so với người lớn.
Một trong những “điểm yếu” của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen rất nhỏ trong khi các sợi protein đàn hồi lại phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh.
Thêm vào đó còn có sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH acid thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.
Trẻ sơ sinh thường rất dễ bị hăm da (Nguồn: Internet)
Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng khi trẻ bị hăm thường trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon, ngại vận động… từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Trẻ bị hăm tả thường xảy ra vào thời điểm bắt đầu ăn thức ăn đặc hoặc bé đang dùng kháng sinh kéo dài. Ngoài ra, nếu mẹ dùng kháng sinh và đang cho con bú thì cũng có thể khiến bé bị hăm da.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị hăm tả
Tình tràng da trẻ bị hăm có thể do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do:
- Vùng da hoặc nếp gấp da bị ẩm ướt do mồ hôi hoặc để tã ướt hoặc bẩn quá lâu
- Da bé cọ xát với tã
- Bé bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.
- Bé bị dị ứng với tã lót
3. 8 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà theo phương pháp dân gian
Nhiều bà mẹ thường áp dụng cách trị hãm cho trẻ sơ bình bằng việc ‘thả rông’cho bé bởi nó an toàn và vô hại với đối với bé. Thế nhưng, cuộc sống bận rộn không phải ai cũng có đủ thời gian để theo sát con mình.
Dưới đây là 8 cách chữa hăm da cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian mang lại khá nhiều hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng ngay cho chính con yêu của mình:
3.1 Sử dụng dầu dừa trị hăm cho trẻ sơ sinh
- Chuẩn bị:
Khăn sạch và dầu dừa
- Cách dùng :
Đầu tiên lau sạch người bé, đặc biệt là vùng mông, bẹn và bộ phận sinh dục cho con.
Mẹ rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn, sau đó đổ một chút dầu dừa lên tay rồi nhẹ nhàng, từ tốn thoa lên vùng da mà bé đang bị hăm đỏ. Massage nhẹ nhàng vùng da đó khoảng 15 - 20 phút để dầu dừa thấm vào da của con
Để con “giải phóng” bỉm tã trong vòng 3 tiếng đồng hồ, không mặc tã cho con để con được thông thoáng nhất có thể. Chỉ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho con.
3.2 Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
- Chuẩn bị :
Chọn từ 3 – 4 lá trầu không còn non xanh mướt, không dập úa. Sau đó đem rửa sạch và pha với nước muối loãng để kháng khuẩn. Chuẩn bị nồi đổ khoảng 1 lít, cho lá trầu không vào và đun sôi.
Có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)
- Cách dùng :
Sử dụng một khăn sạch sau đó thấm vào nước trầu không vừa đun sôi, để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện 3 – 4 lần và kéo dài 4 ngày sẽ thấy tình trạng hăm ở bé giảm đi rõ rệt.
3.3 Cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh từ lá khế
- Chuẩn bị :
Chọn những lá khế còn xanh, không quá non cũng không quá già, không bị sâu. Mang về rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 30 phút. Rẫy hết nước cho vào cối giã cùng vài hạt muối.
Sau đó hòa tan hỗn hợp này trong 1 lít nước sạch. Sử dụng khăn xô lọc bỏ phần bã khế, lấy phần nước tắm cho bé.
- Cách dùng :
Sau khi đã có nước lá khế giã được lọc cẩn thận trong chậu, mẹ đặt phần mông, phần bẹn của bé vào chậu và dùng tay mát xa da, nơi bị hăm nhẹ nhàng để không làm đau rát da bé.
Sau khi rửa với nước lá khế, mẹ nhớ rửa lại cho bé với nước sạch và lau khô người với khăn mềm. Thực hiện 2 -3 lần/ ngày, sẽ thấy những vết hăm cho trẻ sơ sinh giảm đi rất nhiều
3.4 Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng bột yến mạch
- Chuẩn bị:
Yến mạch khô và nước tắm cho bé
- Cách dùng:
Cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm. Sau đó, cho bé vào ngâm khoảng từ 10 ̶ 15 phút rồi tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, có thể cho bé tắm bằng yến mạch 2 lần/ ngày để có hiệu quả nhanh.
Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng bột yến mạch ( nguồn ảnh: internet )
Trong yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, nên có tác dụng làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, yến mạch còn chứa hợp chất saponin, một chất có khả năng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông.
3.5 Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lô hội
- Chuẩn bị:
1 lá lô hội
- Cách dùng:
Cắt một lát mỏng của lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm. Sau đó để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, cần lưu ý đắp lô hội lên da có thể khiến bé bị ngứa hoặc khó chịu.
Lô hội có đặc tính chống viêm và giàu vitamin E, nên có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả mẹ cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé.
3.6 Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng giấm
- Chuẩn bị:
Giấm, nước
- Cách dùng:
Cho khoảng nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Hoặc mẹ có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng nó để lau cho bé mỗi khi thay tã.
Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng giấm ( nguồn ảnh: Internet )
Nước tiểu có tính kiềm và giấm có thể giúp trung hòa tính kiềm, cân bằng lại độ pH, từ đó giảm hăm tã ở trẻ sơ sinh.
3.7 Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm
- Chuẩn bị:
Tinh dầu tràm, dầu nền
- Cách dùng:
Pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Thoa liên tục vài ngày mẹ sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh.
Tinh dầu tràm với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn nên có thể sử dụng để điều trị hăm tã cho bé.
3.8 Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã.
Để trị hăm tã bằng mẹ không cần chuẩn bị gì, chỉ cần nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm của trẻ và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.
4. Một số triệu chứng thường gặp khi bé bị hăm da
Khi trẻ bị hăm da thường xuất hiện ở những vị trí như nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, các ngấn da và vùng xung quanh hậu môn, có khi ở rốn.
Các nếp kẽ bị hăm sẽ chuyển thành đám đỏ, trợt, rỉ dịch do cọ sát, gây đau đớn.
Nếu có bội nhiễm vi trùng và nấm thì vùng da bé bị hăm có thể bị sưng tấy tổn thương, chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.
5. Cách chăm sóc và vệ sinh khi trẻ sơ sinh bị hăm
- Thay tã thường xuyên, đặc biệt khi tả bị ướt hoặc bẩn.
- Sử dụng các sản phẩm có chứa dầu hoặc oxit kẽm để làm giảm triệu chứng ngứa và đỏ.
- Nên thường xuyên mát-xa vùng da hăm của con bằng các loại dầu dưỡng như: dầu dừa, dầu o-liu.
- Với trẻ còn bú mẹ thì sữa mẹ cũng là cách để chữa hăm hăm da tro trẻ, giúp chống nhiễm trùng, đồng thời không gây dị ứng. Các mẹ chỉ cần chà một vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm thường xuyên và để da khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới là được.
5.1 Cách vệ sinh đúng cách khi trẻ bị hăm tã
Với những trẽ bị hăm ở háng thì các mẹ cần thận trong cho việc chăm sóc cũng như vệ sinh vùng da này cho bé.
Không nên đóng bỉm cả ngày vì sẽ gây bí bách (Nguồn: Internet)
- Nên rửa bằng nước ấm, không sử dụng xà phòng, trừ khi khu vực này thật sự bẩn.
- Sử dụng khăn sạch và thấm lên vùng dễ bị hăm. Không sử dụng khăn giấy ướt hoặc khăn lau có chứa cồn hoặc propylen glycol bởi chúng có thể gây kích ứng da.
- Không đóng bỉm cả ngày, nên cho trẻ ‘thả rông’ vài giờ và mặc quần áo thoáng mát
- Không nên chà mạnh và vùng da hăm vì sẽ kích thích làn da nhạy cảm của bé.
- Sau khi rửa xong, lau khô để ngăn ngừa nấm phát triển.
- Rửa tay của bạn sau mỗi lần thay tã để vi khuẩn không lây lan.
- Dùng tã đúng kích cỡ của bé, thay tả cho bé thường xuyên khi tả bị ẩm ướt.
5.2 Có cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ bị hăm ?
Thông thường, các mẹ có thể áp dụng các mẹo trị hăm cho bé sơ sinh hoặc sử dụng thuốc, sử dụng kem trị hăm theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu thấy trể xuất hiện một số biểu hiện sau đây thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, vì rất có thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn phát sinh.
- Tình trạng trẻ bị hăm da không cải thiện hoặc tái diễn liên tục.
- Trẻ bị nóng sốt.
- Vùng da bị hăm phồng rộp, mưng mủ, chảy máu hoặc bị chai cứng.
6. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hăm
Hăm tã không phải là bệnh và cũng không gây ra nhiều vấn đề vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tuy nhiên, trẻ bị hăm tã dễ trở nên cáu gắt, khó chịu, khóc nhè... Nếu không muốn phải đối mặt với những vấn đề trên, mẹ nên áp dụng các cách phòng ngừa sau đây:
6.1 Thường xuyên thay tã
Thay tã sau 1 hoặc 2 tiếng sẽ giúp ngăn ngừa chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nếu để trẻ mặc một chiếc tã trong thời gian dài phân và nước tiểu đọng lại bên trong tã sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng. Nếu da bé tiếp xúc với những tác nhân này trong thời gian dài sẽ rất dễ bị hăm da.
Xem thêm: Giúp mẹ chọn đúng loại tã giấy phù hợp, an toàn cho bé yêu
6.2 Sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh vùng mặc tã cho bé
Vệ sinh sạch sẽ vùng mặc tã cho bé chính là cách giúp trẻ tránh khỏi tình trạng kích ứng da. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng. Nếu bé quá bẩn, mẹ có thể dùng một chút xà phòng dành cho trẻ sơ sinh, không mùi hương. Sau khi vệ sinh cho bé xong, lau vùng kín cho khô trước khi đóng bỉm mới cho bé.
6.3 Cho bé “thả rông” vài giờ trong ngày
Không nên chi bé mang tã suốt cả ngày, thay vào đó hãy cho bé “cởi truồng” một khoảng thời gian sẽ giúp vùng da mặc tã của bé trở nên khô thoáng và bé cũng sẽ bớt thấy khó chịu do tã cọ xát vào da. Nếu không muốn thấy cảnh bé tè ướt giường, mẹ có thể lót một chiếc khăn không thấm nước dưới chỗ bé nằm.
6.4 Thay đổi nhãn hiệu tã
Nếu thấy bé bị hăm tã, mẹ hãy thử chuyển sang một loại tã khác cho bé thử sử dụng, vì có thể loại tã mà bé đang sử dụng chính là nguyên nhân khiến bé bị hăm da. Ngoài ra, khi chọn tã cho bé, bạn cũng nên chú ý chọn những loại có kích cỡ phù hợp và đảm bảo an toàn chất lượng.
6.5 Sử dụng kem chống hăm tã
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại kem chống hăm tã, mỗi loại sẽ có những thành phần khác nhau. Nếu mẹ không biết nên cho bé sử dụng loại kem chống hăm nào là an thì tốt hơn hết vẫn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Xem thêm: Tã vải cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng ‘chuẩn không cần chỉnh’
7. Các loại thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh
Ngoài các cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian thì mẹ bầu có thể dùng các loại thuốc, kem trị hăm cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là các loại thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh mà mẹ bầu có thể tham khảo qua:
- Kem trị hăm cho bé Sudocrem: Là loại kem xuất xứ từ nước Anh, giúp phòng ngừa hăm da khi mặc tả, bỉm lâu ngày. Sử dụng kem Sudocrem bôi lên da sẽ giúp da tạo 1 lớp bảo vệ, ngăn ngừa các tác động trực tiếp đến da như phân, nước tiểu và làm dịu các vết đỏ trên da.
- Thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh Biolane: có xuất xứ từ Pháp, kem chứa Panthenol và vitamin E có tác dụng làm hồi phục làn da của trẻ khi hăm, giảm tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ trên vùng da được quấn tả.
- Thuốc trị hăm trẻ Bepanthen: sẩn phẩm có xuất xứ từ Đức, phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ, làm dịu, làm lành, ngăn chặn sự hăm da của trẻ.
- Thuốc trị hăm trẻ Sanosan: có xuất xứ từ Đức, giúp dưỡng ẩm, bảo vệ da, điều trị da bị nổi mẩn đỏ.
- Thuốc trị hăm trẻ Baby sebamed Diaper Rash Cream: có xuất xứ từ nước Đức, thuốc này chứa 35% chất béo tự nhiên giúp dưỡng ẩm, làm dịu làn da và chống kích ứng da ơ trẻ. Ngoài ra còn giúp tạo 1 lớp bảo vệ da trước những tác động gây hại đến da của trẻ sơ sinh.
Nhưng để đảm an toàn cho sức khỏe của bé thì nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc trên.
8. Những điều lưu ý khi trị hăm cho trẻ sơ sinh
Hăm tã là vấn đề khá thường gặp ở trẻ sơ sinh, việc điều trị cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, sau khi đã điều trị hăm cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý một số vấn đề để tránh tình trạng hăm “ghé thăm” trở lại.
8.1 Những không nên làm
- Không vội vàng sử dụng phấn rôm để điều trị hăm cho bé khi thấy bé có dấu hiệu hăm tã. Bởi một số loại phấn dùng cho trẻ có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé khiến bé bị ngứa ngáy và tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé vì hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng, khiến các triệu chứng hăm càng thêm nghiêm trọng.
- Khi sử dụng khăn giấy để làm sạch da bé không sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất, trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, mẹ hãy nên hỏi ý kiến bác sĩ.
8.2 Những điều nên làm
- Nên rửa tay trước và sau mỗi lần thay tã cho bé.
- Cho trẻ mặc tã đúng kích cỡ và có chất lượng tốt.
- Chỉ nên lau nhẹ vào khu vực ẩm ướt, tránh chà xát.
- Nên “cởi truồng” cho bé vài giờ trong 1 ngày để da bé được thông thoáng, không bí bách.
Tóm lại, có rất nhiều cách có thể giúp điều trị hăm cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên các cách làm này đa phần đều dựa trên các kinh nghiệm dân gian, chưa có nhiều chứng cứ khoa học chứng minh tính hiệu quả và an toàn đối với làn da của trẻ. Vì thế, các mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về các cách trị hăm cho trẻ sơ sinh để có thể an tâm áp dụng.