Tiêu điểm: Nhân Humanity

Khám phá 10 tác dụng của lá trầu không trong việc chữa bệnh

(VOH) - Bên cạnh việc ăn trầu, tác dụng của lá trầu không trong dân gian còn được ví như một loại thuốc điều trị nhiều bệnh như làm lành vết thương, đau khớp, cảm cúm, viêm loét...

Trong dân gian, lá trầu không được dùng phổ biến để chữa các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm vòng trứng, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu,…Ngoài ra, tác dụng của lá trầu không còn có vai trò làm thuốc chữa nhiều bệnh khác. Dưới đây là những tác dụng của lá trầu không đối với sức khỏe hàng ngày mà bạn có thể tham khảo.

1. Trầu không là cây gì?

Trầu không hay trầu (danh pháp hai phần: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.

Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

kham-pha-10-tac-dung-cua-la-trau-khong-trong-viec-chua-benh-voh-0

Trầu không thuộc loại cây thân nhẵn, mọc dây leo, có thể cao tới 1 mét (Nguồn:Internet)

2. Tác dụng của lá trầu không trong việc trị bệnh

2.1 Làm lành vết thương

Trong lá trầu chứa chất chống oxy hóa nên có khả năng làm lành vết thương cực nhanh. Chỉ cần giã nát, vắt lấy nước bôi vào vết thương, dùng thêm lá trầu phủ lên rồi băng lại. Vết thương sẽ nhanh chóng liền lại sau vài ngày. Đối với vết thương bị nhiễm khuẩn kết hợp nước lá trầu với chút phèn chua (tỷ lệ 4g với 1 lít nước) để rửa vết thương.

2.2 Trị đau khớp

Trong lá trầu không chứa Chavicol, là một hoạt chất Phenol có tác dụng tốt trong việc chống viêm khớp. Chỉ cần giã nát lá, vắt lấy nước bôi trực tiếp vào chỗ viêm sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.

kham-pha-10-tac-dung-cua-la-trau-khong-trong-viec-chua-benh-voh-1

Trị đau khớp từ lá trầu không (Nguồn:Internet)

2.3 Khó tiêu

Lá trầu có tác dụng chống đầy hơi, xì hơi, giảm khó tiêu, bảo vệ dạ dày,… Bạn có thể thoa nước trầu không lên bụng hoặc nhai sống. Việc nhai sống lá trầu không này sẽ giúp tăng khả năng hấp thu các khoáng chất và dưỡng chất tốt hơn.

2.4 Hơi thở hôi

Trầu không có nhiều tác dụng với sức khỏe răng miệng. Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc nhai lá trầu giúp gia tăng tiết nước bọt, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng việc khôi phục độ pH, từ đó giúp giảm hôi miệng

2.5 Lá trầu không có tác dụng gì trong Giảm cân

Lá trầu không giúp tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, loại bỏ độc tố và nước dư thừa trong cơ thể. Hơn nữa, do lượng chất xơ dồi dào cũng giúp giảm táo bón. Từ đó giúp giảm mỡ cơ thể hiệu quả và lành mạnh.

2.6 Đau họng

Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu không khiến nó có tác dụng điều trị cảm lạnh và những rối loạn có liên quan. Theo y học cổ tuyền Ấn Độ, việc sử dụng thường xuyên lá trầu không nghiền lẫn với mật ong giúp bảo vệ họng khỏi bị nhiễm trùng.

kham-pha-10-tac-dung-cua-la-trau-khong-trong-viec-chua-benh-voh-2

Tác dụng của lá trầu không trong việc trị bệnh ho (Nguồn:Internet)

2.7 Chứng rối loạn cương dương ở nam giới

Lá trầu không được coi là bài thuốc hiệu quả trị rối loạn cương dương ở nam giới vì nó làm giãn mạch máu và cũng có tác dụng chống trầm cảm. Bạn có thể nhai một hoặc hai lá trầu không sau bữa ăn để điều trị chứng này.

2.8 Chữa đau đầu

Lá trầu không có tác dụng giảm đau và làm mát. Lấy cuống lá trầu giã nát, chắc nước cốt pha vào mật ong mà uống, phần đầu lá nhau nhỏ đắp vào hai bên vùng thái dương. 

2.9 Bỏng nước sôi

Dùng lá trầu không hơ nhẹ cho mềm, phết 1 lớp thầu dầu lên rồi đặt lên vết bỏng. Cứ vài giờ thì thay một lần (có thể làm vào ban đêm, sáng sớm dậy thay). Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

2.10 Chữa bệnh phụ khoa

Tác dụng của lá trầu không đối với các bệnh phụ khoa đều rất hữu ích. Các bệnh phụ nữ như viêm nhiễm buồng trứng, vòi trứng, dây chằng quanh tử cung voi trứng, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, viêm đường tiết niệu, ngứa ngáy… thì có thể áp dùng cách làm sau: Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

3. Tác hại của lá trầu không

Mặc dù tác dụng của lá trầu không có thể chữa bệnh nhưng bạn cũng cần tham khảo qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu không sẽ bị tác dụng phụ sau:

  • Sử dụng nhiều lá trầu không trong thời gian dài sẽ giảm sắc tố trong vùng khoang miệng và trên da
  • Chiết xuất trong lá trầu không dùng để bôi có thể gây viêm da tiếp xúc, giảm sắc tố da ở một số người.

4. Thành phần hóa học của lá trầu không

Trầu không thuộc loại cây thân nhẵn, mọc dây leo, có thể cao tới 1 mét. Có cuống bẹ dài từ 1 - 4cm mọc so le, phiến lá có hình trái xoan với chiều dài từ 10 - 13cm, chiều rộng từ 4 - 9cm, đầu lá nhọn, phía cuống lá hình tim. Trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, mỗi lá thường có 5 gân. Các hoa sẽ mọc ở các gốc khác nhau. Khi hoa tàn thì quả sẽ lộ ra căng mọng nhưng không có vòi.

Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.

Nhiều nghiên cứu gần đây còn cho biết lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường,điataza và tinh dầu. Tinh dầu của nó có màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.

Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy tác dụng của lá trầu không sẽ rất hữu ích với sức khỏe con người.

Bình luận