Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Nhận biết các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em để chữa trị tốt hơn

( VOH ) - Bệnh sởi ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, nhiễm trùng tái phát,...Làm thế nào để phát hiện triệu chứng bệnh sởi một cách sớm nhất ?

Tin từ Bộ Y tế cho biết, từ ngày 06/8/2018 đến ngày 30/8/2018 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã phát hiện 25 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 15 trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính với Sởi và có 01 trường hợp sống ở TPHCM.

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thường lây từ người sang người thông qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng ở người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện...

Bệnh sởi thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch kém. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm tai giữa... thậm chí là tử vong khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Theo chia sẻ từ PGS.TS Trần Như Dương – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương thì có khoảng 90% những người tiếp xúc với người mắc bệnh sởi sẽ bị nhiễm bệnh nếu chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi thường từ 1 đến 2 tuần, khi mắc bệnh sởi ở trẻ sơ sinh thường có những triệu chứng dễ nhận biết như:

  • Khi mới bắt đầu khởi phát, bé sẽ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, khi dấu hiệu nóng sốt thuyên giảm trên cơ thể bé sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đặc trưng của sởi.
  • Ban sởi hình thành đầu tiên ở vị trí sau tai, sau đó lan ra mặt rồi bắt đầu lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân. Khi ban sởi lặn thì cũng lặn dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm của ban sởi khi nổi trên mặt da chính là khi sờ vào có cảm giác nổi cục, sau khi lặn thì sẽ để lại những vết thâm.

cach-phat-hien-benh-soi-va-cham-soc-tai-nha-hieu-qua-VOH

Bệnh sởi thường được lây truyền chủ yếu thông qua hô hấp (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ còn là: chảy nước mắt, nước mũi, viêm màng tiếp hợp, trẻ bị gỉ kèm nhèm, sưng nề ní mắt.
  • Ngoài ra, trẻ còn có thể bị viêm đường hô hấp trên, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Kopilk trong miệng.

Cha mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh sởi để điều trị đúng cách, bởi phần lớn các bệnh nhi sốt cao do virus thường không có triệu chứng rõ ràng, nếu chậm trễ trong việc phát hiện bệnh có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Bệnh sởi do virus rubeola gây ra và loại virus này thường sống trong chất nhầy của mũi và cổ họng của những người bị nhiễm bệnh. Loại virus này cũng có thể sống ở bề mặt bên ngoài khoảng 2 giờ. Chính vì thế bé có thể bị nhiễm bệnh sởi từ những nguyên nhân sau:

  • Có tiếp xúc với người bị bệnh sởi.
  • Đã từng chạm vào bề mặt bị nhiễm virus sau đó đưa vào miệng hoặc chà vào mũi, dụi mắt.

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh sởi có thể xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi nếu mắc bệnh sởi mà không được điều trị kịp thời có thể gặp phải các biến chứng rất nặng nề như:

  • Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở khoảng 1/10 trẻ bị nhiễm sởi.
  • Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.

cach-phat-hien-benh-soi-va-cham-soc-tai-nha-hieu-qua-1-VOH

Bệnh sởi không được phát hiện kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm (Nguồn: Internet)

  • Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 người mắc bệnh sởi.
  • Tình trạng tiêu chảy và ói mửa do sởi thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
  • Một biến chứng nguy hiểm khác từ bệnh sởi chính là có thể làm mờ hoặc loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa.
  • Trẻ em có thể bị suy dinh dưỡng do hậu nhiễm sởi, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

4. Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ như thế nào ?

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu. Khi bé có những dấu hiệu bệnh sởi cha mẹ có thể đưa bé đứ những các cở y tế chuyên khoa để dược bác sĩ thăm khám. Thông thường nếu không có biến chứng, bé sẽ được cho về nhà nghỉ ngơi, theo dõi.

Các triệu chứng của bệnh sởi thường sẽ biến mất trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Do đó, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà để bé nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng của bệnh sởi.

  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  • Nếu trẻ đang bị sốt có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi chăm sóc bé cha mẹ cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể như: tắm cho bé hàng ngày, tránh để lạnh, thay quần áo sạch sẽ cho trẻ.

cach-phat-hien-benh-soi-va-cham-soc-tai-nha-hieu-qua-2-VOH

Cần giữ vệ sinh thể trẻ mắc bệnh sởi sạch sẽ mỗi ngày (Nguồn: Internet)

  • Vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng bé được thông thoáng sạch sẽ.
  • Cắt móng tay cho bé để tránh việc bé gãi làm xước da.
  • Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% theo chỉ định bác sĩ.
  • Với những bé còn bú sữa mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý.
  • Những loại thức ăn cho bé nên sử dụng các loại mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa.

Lưu ý:

Cha mẹ không kiêng khem trong chế độ ăn của bé, cần phải bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cho bé đã bị mất do quá trình nhiễm trùng.

Không sử dụng các loại gia vị gây khó tiêu. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm cho bé bằng đường uống.

Với những bé lớn hơn một chút cần dảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A.

4.1 Những trường hợp nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ?

Bệnh sởi có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày chăm sóc, tuy nhiên, nếu như trong khoảng thời gian chăm sóc cha mẹ thấy bé những dấu hiệu sau đây thì cần nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Bé có các biến chứng về mắt.
  • Bé bị viêm tai giữa hoặc bị nhiễm trùng tai.
  • Bé bị tiêu chảy, có triệu chứng mất nước.
  • Bé nổi hạch, loét miệng, viêm phổi.
  • Bé khó thở.
  • Bé bị suy dinh dưỡng.

4.2 Phòng bệnh sởi ở trẻ em bằng cách nào ?

Hiện nay, biện pháp phòng bệnh sởi duy nhất chính là tiêm vắc xin cho trẻ. Việc tiêm vắc xin được khuyến cáo áp dụng cho những trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Việc làm này không gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ.

Với những trường trường trẻ đã có tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì cũng có thể thực hiện việc tiêm ngừa để làm giảm mức độ nặng của bệnh.

Trên đây là những chia sẻ về cách phát hiện bệnh sởi ở trẻ nhỏ cũng như các biện pháp điều trị, chăm sóc tại nhà hiệu quả. Hi vọng với hững thông tin trên sẽ giúp các bậc ba mẹ có thêm những kiến thức hữu ích về căn bệnh này.

Bình luận