Cha mẹ phải chủ động phát hiện biểu hiện bệnh trầm cảm ở trẻ
Biểu hiện của bệnh trầm cảm. Hãy coi chừng việc trằn trọc, khó vào giấc ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, ngủ mà thức dậy không khỏe... |
Với trẻ em, biểu hiện trầm cảm khác nhau tùy theo lứa tuổi. Cha mẹ quan tâm, tiếp xúc thường xuyên với con để giúp trẻ ngăn ngừa hoặc can thiệp kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trầm cảm.
Việc phát hiện sớm bệnh trầm cảm sẽ giúp có phương pháp điều trị sớm nhằm rút ngắn các đợt trầm cảm, tránh xảy ra các đợt mới và ngăn ngừa việc trẻ học kém, tự gây tổn thương hoặc tự tử.
Trầm cảm có thể được chẩn đoán và điều trị ở trẻ rất nhỏ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu.
Nguy cơ mắc bệnh và biến chứng của bệnh trầm cảm. Biến chứng đáng sợ nhất của trầm cảm là tự hủy hoại cơ thể, tự tử vì cho rằng mình không còn giá trị. |
Cách hạn chế và chữa bệnh trầm cảm ở trẻ em
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn, nỗ lực và kiên trì hơn để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này. Chẳng hạn:
- Quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Lắng nghe con nói, chú ý những thay đổi bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời.
Cha mẹ quan tâm, chia sẻ với trẻ có thể giúp trẻ vượt qua trầm cảm nhanh hơn (Ảnh: trome.pe)
- Đưa con tham gia các hoạt động vui chơi giải trí sẽ giúp giảm bớt căng thẳng như đi chơi, xem phim, đi nhà sách, thảo cầm viên.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin, dưỡng chất đầy đủ giúp trẻ tập trung học, tinh thần hưng phấn hơn.
- Không tạo cho trẻ nhiều áp lực học hành, không đánh trẻ khi chúng phạm sai lầm, cũng không nên hỏi dồn, bắt buộc trẻ phải trả lời ngay. Thay vào đó cần động viên khi bé học tập không tốt.
- Khi thấy con có vấn đề, cha mẹ sẽ hỏi trẻ nhưng nếu trẻ không chịu nói thì cha mẹ cũng cho qua, không hỏi han, quan sát gì nữa. Hãy cố gắng hỏi đến khi trẻ chịu chia sẻ thì mới mong lần sau trẻ tiếp tục chia sẻ nỗi lo với cha mẹ.
- Có một số trường hợp trẻ rất sợ cô giáo, không muốn đi học nhưng cha mẹ lại phớt lờ việc này và cho rằng rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy. Cha mẹ đừng thờ ơ với điều này.
- Đối với trẻ từ 6 tháng đến 3 năm tuổi, mẹ không nên quá lo ngại đến sự an toàn vệ sinh mà bắt trẻ phải gò bó nhiều giờ trong nôi cũi hay một góc phòng. Cần dành thời gian nhất định để chơi với trẻ và duy trì đều đặn thời gian này.
Việc cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con cái sẽ giúp bé phát triển được ngôn ngữ và đón nhận các mối tương giao, từ từ thay đổi tính nết và hành vi tiêu cực.
- Cha mẹ cũng nên mua đồ chơi rồi cùng chơi với trẻ, không nên ấn đồ chơi vào tay con rồi bỏ đi làm việc khác để chúng loay hoay chơi một mình.
- Đối với trẻ từ 6 - 13 tuổi, cảm xúc của trẻ thất thường và dễ mất tự chủ trước những sự kiện bất ngờ xảy đến. Trẻ thường phản ứng bằng cách rút vào trong "vỏ ốc" để tìm sự an toàn cho mình hoặc trở nên ngỗ ngược, quậy phá để giải toả sự ấm ức, giận dữ.
Khi phát hiện trẻ bị trầm cảm, cha mẹ cần có thái độ cư xử khéo, nhẹ nhàng, chịu khó lắng nghe, chịu khó đối thoại với trẻ, giúp chúng lấy lại sự cân bằng.
Như vậy, không ai khác, chính cha mẹ cần là chỗ dựa vững chắc để trẻ tin cậy, nương tựa, vượt qua giai đoạn trầm cảm và sống vui vẻ lạc quan hơn.
Tác hại của bệnh trầm cảm đối với trẻ em. Bệnh trầm cảm để lại hậu quả lâu dài và nặng nề cho trẻ em về phát triển xã hội, cảm xúc và học tập. |
Đọc thêm Chuyên đề Bệnh trầm cảm do Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM thực hiện.