Nếu lợi bị kích thích và chảy máu thường xuyên, bạn có thể gặp tình trạng viêm lợi răng hay còn gọi là viêm nướu răng. Nếu không có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, nó có thể tiến triển thành một tình trạng nghiêm trọng hơn, được gọi là viêm nha chu, dẫn đến gãy răng và phá hủy xương hàm.
1. Nguyên nhân gây viêm nướu răng
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm nướu răng là sự hình thành mảng bám ở răng.
Các mảng bám là một hỗn hợp gồm thức ăn, vi khuẩn và nước bọt tạo thành và sẽ bám vào chân răng sau khi ăn. Theo thời gian, các mảng bám này sẽ tích tụ dần dần, trở nên cứng (gọi là vôi răng) và là nơi trú ngụ của vi khuẩn, tiết ra các độc tố gây viêm nướu răng.
Ngoài ra, viêm nướu răng còn do các nguyên nhân khác như:
- Do vệ sinh răng miệng kém.
- Do thói quen hút thuốc lá.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay sau mãn kinh…
- Do hệ miễn dịch bị suy yếu ở người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh HIV/AIDS, bệnh ung thư…
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… làm giảm tiết nước bọt (có vai trò làm sạch vi khuẩn), nên tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.
2. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Bình thường nướu răng có màu hồng nhạt, chắc khỏe. Khi nướu răng bị viêm, sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Nướu răng sưng, đỏ, đau.
- Nướu răng mềm, không bám chắc chân răng.
- Chảy máu ở nướu răng, thường xuất hiện sau khi đánh răng.
- Hơi thở có mùi hôi…
- Cảm thấy đau khi nhai.
- Thường xuyên gặp triệu chứng loét miệng.
Nướu răng bị viêm sẽ sưng, tấy đỏ (Nguồn: Internet)
Ngay khi có những triệu chứng này bạn tìm cách chữa trị tại nhà hoặc
3. Viêm nướu răng uống thuốc gì?
Để chữa viêm nướu răng, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
- Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…) có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng.
- Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam…) làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.
- Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu.
Lưu ý: Những người có tiền sử viêm loét dạ dày thì không được sử dụng nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid.
4. Chữa viêm nướu răng bằng phương pháp dân gian
Ngoài việc điều trị viêm nướu răng bằng thuốc Tây thì bạn có thể tham khảo một số phương pháp dân gian sau đây:
4.1 Sử dụng nước ép bưởi
Nước ép bưởi có chất sát khuẩn, kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt là có nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
4.2 Lô hội (nha đam)
Lô hội có tác dụng chữa viêm nướu răng rất tốt. Để điều trị hiệu quả, bạn lấy một ít lô hội xoa nhẹ nhàng vào vùng bị viêm hoặc uống nước ép lô hội vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa đẩy lùi các loại bệnh về răng miệng.
4.3 Túi trà
Chữa viêm nướu răng bằng túi trà hiệu quả (Nguồn: Internet)
Lượng axit tannic trong túi trà đã qua sử dụng có thể giảm viêm nướu rất hiệu quả. Sau khi ngâm túi trà trong nước sôi, bạn để nguội một chút. Đặt túi trà nguội lên phần nướu bị viêm trong khoảng 5 phút hoặc lâu hơn, bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
4.4 Tép tỏi
Tỏi có tác dụng kháng viêm rất tốt nên có thể điều trị viêm nướu và làm giảm đau tự nhiên. Để thực hiện, bạn hãy nghiền nát một tép tỏi, thêm một chút muối và thoa hỗn hợp này vào chỗ nướu bị viêm, sau đó súc miệng lại thật sạch.
4.5 Mật ong
Đặc tính kháng khuẩn và khử trùng trong mật ong giúp điều trị nhiễm trùng nướu răng rất hữu hiệu. Sau khi đánh răng, bạn chỉ cần chà xát một lượng nhỏ mật ong (mật ong rừng càng tốt) vào vùng nướu bị viêm là bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu ngay.