Buổi phóng diễn ra suôn sẻ và được ISRO truyền hình trực tiếp. Gần 500.000 khán giả đã theo dõi buổi phóng, trong khi hàng ngàn người tập trung tại một địa điểm quan sát gần bãi phóng để xem tận mắt.
Phi thuyền Aditya-L1 (tiếng Hindi nghĩa là mặt trời) sẽ thực hiện hành trình khoảng 1,5 triệu km kéo dài 4 tháng đến mặt trời và nghiên cứu gió mặt trời.
Theo kênh truyền hình RT, tàu vũ trụ quan sát Mặt Trời đầu tiên của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã được phóng bằng tên lửa PSLV, với nhiệm vụ quan sát ánh sáng Mặt Trời và đo các thông số plasma, từ trường.
Trước vụ phóng, Giám đốc ISRO Somanath nói rằng vệ tinh Aditya L1 sẽ mất 125 ngày để đến điểm được chỉ định Lagrangian (L1), được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Italy Joseph Louis Lagrange.
Tàu Aditya L1 dự kiến cung cấp thông tin quan trọng để hiểu rõ về các hiện tượng Mặt Trời ví dụ như sự nóng lên của lớp ngoài cùng của bầu khí quyển Mặt Trời, quầng nhật hoa, cũng như các hiện tượng phóng ra từ trường và plasma từ quầng nhật hoa, hoạt động của các tia phóng xạ.
Các cơ quan không gian của Mỹ và châu Âu đã phóng nhiều phi thuyền đến trung tâm hệ mặt trời. Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thực hiện các sứ mệnh quan sát mặt trời từ quỹ đạo quanh trái đất.
Tuy nhiên, nếu thành công, Ấn Độ sẽ là nước châu Á đầu tiên đưa phi thuyền lên quỹ đạo quanh mặt trời, theo AFP.