Vào những buổi ăn trưa tại thành phố Hyderabad, miền nam Ấn Độ, người ta thường thấy rất đông người dân kéo nhau đến Prahalad Tiffin Point, một quán ăn đường phố nổi tiếng trong khu vực.
Những vị khách đang đứng thưởng thức bữa ăn trưa ngon lành, có lẽ ai cũng biết rằng cái đĩa mà họ đang cầm trên tay, không được làm bằng nhựa mà được sản xuất từ lá thốt nốt, một vật liệu thân thiện với môi trường.
Những cái đĩa đựng thức ăn độc đáo này, được cho "ra lò" bởi Bollant Industries, một công ty địa phương chuyên sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nguyên liệu độc nhất để làm ra những chiếc đĩa này là từ lá thốt nốt.
Sau khi lá được hái về, sẽ được ép thành những cái đĩa to nhỏ khác nhau, thay thế cho việc sử dụng dụng đồ dùng nhựa gây ô nhiễm môi trường.
“Tôi tự đặt cho mình cái tên là Phế Thải, bởi vì tôi thực sự rất yêu những thứ không còn dùng được nữa. Tôi rất muốn tái chế tất cả những thứ mà mọi người đã bỏ đi, những thứ mà họ hay gọi là phế thải”, Srikanth Bolla, Giám đốc điều hành công ty Bollant Industries bày tỏ.
Giám đốc Srikanth Bolla, 30 tuổi bị mù bẩm sinh. Anh thành lập công ty vào năm 2012 với ý định là người tiên phong trong việc tái chế đồ phế thải và tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật.
Bolla cho biết, hiện công ty có khoảng 400 nhân viên, 1/4 trong số đó là người khuyết tật. Anh nói: “Tầm nhìn cốt lõi của chúng tôi là cung cấp nhiều việc làm theo khả năng cho mọi người, nhất là cho những người khuyết tật”.
Để sản xuất được những sản phẩm thay thế đồ nhựa, công ty của Bollant đã thu mua lá thốt nốt từ những người nông dân ở bang Karnataka, sau đó chế biến thành chén, bát hoặc đĩa ăn cơm. Công ty này đã được nhiều người dân trên khắp Ấn Độ hưởng ứng và đang có kế hoạch xuất khẩu sản phẩm độc đáo của mình sang Hoa Kỳ và Châu Âu trong thời gian tới.