Chờ...

Các nước đang phát triển nợ Trung Quốc ít nhất 1,1 nghìn tỷ USD

VOH - Các nước đang phát triển nợ các nhà cho vay Trung Quốc ít nhất 1,1 nghìn tỷ USD, theo một phân tích dữ liệu mới được công bố hôm 6/11.

Trong đó, hơn một nửa trong số hàng nghìn khoản vay mà Trung Quốc cho vay trong hai thập kỷ qua đã đến hạn dù nhiều nước đi vay gặp khó khăn về tài chính.

Theo AidData, phòng nghiên cứu của trường đại học tại William & Mary ở Virginia, các khoản nợ quá hạn đối với những nhà cho vay Trung Quốc đang tăng vọt. Gần 80% danh mục cho vay của Trung Quốc ở các nước đang phát triển hiện đang hỗ trợ các nước đang gặp khó khăn về tài chính.

Đập Karuma
Đập Karuma do Trung Quốc hỗ trợ tại Nhà máy thủy điện Karuma ở Kiryandongo, Uganda - Ảnh: Getty

Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã tập trung nguồn tài chính của mình để tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo hơn, chẳng hạn như đường bộ, sân bay, đường sắt và các nhà máy điện từ Mỹ Latinh đến Đông Nam Á, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đi vay. 

Đồng thời, nó cũng thu hút nhiều chính phủ đến gần Bắc Kinh hơn và biến Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, đồng thời làm dấy lên những cáo buộc về việc cho vay vô trách nhiệm.

Hiện nay, 55% các khoản vay chính thức của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển đã bước vào thời hạn trả nợ, theo phân tích hơn hai thập kỷ về nguồn tài trợ nước ngoài của Trung Quốc trên 165 quốc gia do AidData công bố.

Những khoản nợ này sắp đến hạn trong bối cảnh môi trường tài chính mới đầy thách thức với lãi suất cao, đồng nội tệ gặp khó khăn và tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Rất nhiều khoản vay trong số này đã được phát hành trong (giai đoạn sáng kiến Vành đai và Con đường bắt đầu từ năm 2013) và chúng đi kèm với thời gian ân hạn 5 hoặc 6 hoặc 7 năm… và sau đó đã bổ sung thêm hai khoản vay nữa.

Giám đốc điều hành AidData, tác giả báo cáo nói: “Bây giờ câu chuyện đang thay đổi… trong khoảng một thập kỷ qua, Trung Quốc là chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới, và bây giờ đang ở điểm mấu chốt mà thực sự là Trung Quốc là nước đòi nợ chính thức lớn nhất thế giới”.

Số liệu của AidData dựa trên cơ sở dữ liệu theo dõi số tiền cam kết cho vay và cấp 1,34 nghìn tỷ USD từ chính phủ Trung Quốc và các chủ nợ nhà nước đối với những người vay thuộc khu vực công và tư nhân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình từ năm 2000 - 2021.

Bộ dữ liệu đó, được xây dựng thông qua việc thu thập thông tin chính thức và nguồn công bố về các khoản vay và trợ cấp riêng lẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng trích dẫn dữ liệu do những người cho vay báo cáo cho Ngân hàng Thanh toán Quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ cho thấy, những người đi vay ở các nước đang phát triển nợ những nhà cho vay Trung Quốc ít nhất 1,1 nghìn tỷ USD.

AidData cho biết, Bắc Kinh chưa bao giờ phải đối phó với hơn 10 quốc gia đang gặp khó khăn về tài chính với các khoản nợ chưa trả cho đến năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2021, có ít nhất 57 quốc gia có nợ tồn đọng đối với các chủ nợ nhà nước Trung Quốc đang gặp khó khăn về tài chính.

Đây dường như là một yếu tố thay đổi cách Trung Quốc cho vay.

Nguồn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn từng mang lại thiện chí cho Bắc Kinh trên toàn thế giới đang giảm mạnh. Thay vào đó, Trung Quốc đang cung cấp một số lượng đáng kể các khoản vay cứu trợ khẩn cấp, theo AidData.

Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Trung Quốc vẫn chưa chạm đáy. Các nhà nghiên cứu cho biết, Trung Quốc vẫn là nguồn tài chính phát triển chính thức lớn nhất thế giới và tiếp tục cấp vốn nhiều hơn bất kỳ nền kinh tế phát triển nào của Nhóm G7 cũng như các tổ chức cho vay đa phương.