Campuchia sẽ được ADB cho vay ưu đãi hơn 1 tỷ USD

(VOH) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt Chiến lược Đối tác Quốc gia năm năm nhằm hỗ trợ Campuchia trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Theo thông cáo báo chí của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào ngày 25 tháng 10, ADB sẽ cung cấp 1,45 tỷ đô la dưới dạng tài trợ cho các khoản vay ưu đãi. Tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên cải thiện điều kiện sống ở các khu vực đô thị và cơ sở hạ tầng nông thôn, năng lượng tái tạo và sự phát triển của giáo dục và kỹ năng. Hỗ trợ cải cách khu vực công và nâng cao năng lực thể chế sẽ vẫn là trọng tâm chính của chương trình ADB. Những sáng kiến ​​này nhằm cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ và chất lượng dịch vụ cho người dân Campuchia cũng như môi trường kinh doanh.

ADB phê duyệt tài trợ hơn 1 tỷ đô la cho Campuchia

Ảnh minh họa

Bà Sunniya Durrani-Jamal, Giám đốc ADB tại Campuchia cho biết: Chiến lược Đối tác Quốc gia mới của chúng tôi sẽ hỗ trợ mục tiêu của Chính phủ Hoàng gia Campuchia là tạo ra khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa các nguồn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Nền kinh tế của Campuchia đã tăng đều khoảng 8,0%/năm kể từ năm 1999 cho đến nay, điều này đã khiến quốc gia này trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người tăng từ 290 USD năm 1998 lên 1.380 USD vào năm 2018. Mặc dù vậy, vẫn còn một số thách thức như: vẫn còn rất nhiều hộ nghèo khiến họ dễ bị tổn thương và công ăn việc làm rất bấp bênh. An sinh xã hội còn hạn chế và người dân cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ về y tế, giáo dục và một số dịch vụ khác.

Campuchia hiện phải đối mặt với tình trạng môi trường bị hủy hoại, thương mại quốc tế rất khó khăn và cạnh tranh khu vực ngày càng gay gắt. Những nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế dựa vào các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất gặp rất nhiều trở ngại do tình trạng thiếu công nhân lành nghề và vẫn còn nhiều lỗ hổng về cơ sở hạ tầng, năng lượng, hậu cần và thiếu quy trình kinh doanh minh bạch.

"Chiến lược hợp tác quốc gia này sẽ giúp tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn cho người Campuchia bằng cách đầu tư vào giáo dục, kỹ năng và giáo dục trọn đời của của người dân vì Campuchia hiện có số lượng Lao động trẻ đông đảo nên việc mở rộng công nghệ số và đổi mới là trọng tâm của Chiến lược Đối tác Quốc gia của chúng tôi", bà Sunniya Durrani-Jamal cho biết thêm .