Quyết định này bao gồm cả các biện pháp trừng phạt từ hồi năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và các biện pháp mới được áp đặt từ năm 2022 khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Đến nay, EU đã áp đặt tổng cộng 14 lệnh trừng phạt Nga, bao gồm các biện pháp hạn chế trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, công nghệ, công nghiệp, giao thông, cũng như hạn chế nhập khẩu dầu và sản phẩm hóa dầu từ Nga, hạn chế xuất khẩu sang Nga các mặt hàng xa xỉ và hàng hóa lưỡng dụng.
EU cũng thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với các hành động nhằm "lách" các lệnh trừng phạt.
Lệnh trừng phạt không cho phép các ngân hàng Nga chuyển khoản quốc tế thông qua hệ thống SWIFT và đình chỉ các hoạt động và giấy phép phát sóng ở EU của một số phương tiện truyền thông ủng hộ Chính phủ Nga.
Phía Nga coi các biện pháp trừng phạt là bất hợp pháp và thiếu tính xây dựng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng một trong những điều kiện để giải quyết tình hình tại Ukraine là phải dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt Nga.