Chờ...

Hàn Quốc, Pháp, Ý muốn lấp khoảng trống xuất khẩu vũ khí do Nga để lại

VOH - Theo 1 số phân tích, cuộc chiến ở Ukraine khiến Nga giảm mạnh xuất khẩu vũ khí. Các nước như Hàn Quốc, Pháp và Ý đang năng nổ để thay thế.

Ngày 2/10, quan chức quốc phòng từ 30 nước sẽ tập trung về thành phố Gyerong của Hàn Quốc để tham dự triển lãm KADEX, chuyên thiết bị vũ khí do quân đội nước này tổ chức . Đây được coi là triển lãm vũ khí lớn nhất châu Á.

c_K9
Pháo tự hành K9 của Hàn Quốc được nhiều nước quan tâm - Ảnh: Defense Here

GIới chức Hàn Quốc đặc biệt muốn hướng tới thị trường Đông Nam Á cho các thiết bị quốc phòng tiên tiến.

Giai đoạn 2013 – 2018, Mỹ và Nga là 2 quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên năm 2023, Pháp đã vượt qua Nga để đứng thứ 2.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Nga khó sản xuất vũ khí hơn. Năm 2019, có 31 quốc gia nhập khẩu vũ khí Nga. Năm 2023 chỉ còn 12 nước.

Ấn Độ - quốc gia có truyền thống dựa vào vũ khí Nga, đang đa dạng hóa nguồn cung. Năm 2023, Ấn Độ ký mua 26 chiến đấu cơ Rafael của Pháp. Đây là sự chuyển dịch đáng chú ý, vì New Delhi vốn dựa nhiều vào dòng chiến đấu cơ Sukhoi.

Giai đoạn 2013 – 2018, Nga cung cấp 58% vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ. Tuy nhiên năm 2023, con số giảm còn 36%. Ngược lại, Pháp tăng từ 6,8% lên 33%.

5 quốc gia hàng đầu mua vũ khí của Nga giai đoạn 2013 – 2018 là Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria, Việt Nam và Ai Cập. Tất cả đều giảm mua trong giai đoạn 2019 – 2023.

Ngoài Pháp, Ý đang nổi lên là nhà cung cấp quan trọng cho Trung Đông như Qatar, Ai Cập và Kuwait. Ý hiện là nhà xuất khẩu lớn thứ 6, tăng gấp đôi thị phần trong giai đoạn 2019 – 2023, lên 4,3%.

Năm 2023, Hàn Quốc lần đầu lọt vào top 10, chiếm 2% tổng vũ khí xuất khẩu toàn cầu. Nhiều khách hàng của xứ kim chi có truyền thống sử dụng vũ khí Nga. Năm 2022, Ba Lan ký mua 1.000 xe tăng và Rumani ký mua 54 pháo tự hành từ Hàn Quốc. Hàn Quốc được nhận xét có thế mạnh về xe tăng và pháo mặt đất. Trong thời gian dài đối phó Triều Tiên, ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc rất mạnh về những khí tài này.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga phải chật vật trả các khoản vay cho Hàn Quốc, do đó Moscow đã gửi nhiều xe tăng và tên lửa phòng không thay thế. Theo giới phân tích, vũ khí của Hàn Quốc do đó mang đặc điểm của cả NATO và Nga, vì vậy có lợi thế cạnh tranh hơn ở những nước truyền thống sử dụng vũ khí Nga.