Trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra ở Fasano (Ý), thỏa thuận cho vay được ký kết trong bối cảnh lo ngại về "sự mệt mỏi của Ukraine", cùng những nghi ngờ về việc Hoa Kỳ và các đối tác cùng chí hướng khác có thể sát cánh cùng nhau trong việc cung cấp vũ khí cho Kiev, đồng thời giúp nước này xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị phá hủy hay không.
G7 đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Moscow, bao gồm cả việc đóng băng tài sản, kể từ khi cuộc xung đột nổ ra.
Một quan chức Mỹ, người đã xem trước thỏa thuận với điều kiện giấu tên không tiết lộ thành viên G7 nào sẽ tham gia sáng kiến mới.
Tuy nhiên, một nguồn tin từ G7 cho biết, Nhật Bản, Anh và Canada dự kiến sẽ tham gia chương trình do Mỹ dẫn đầu, trong khi Pháp, Đức và Ý khó có thể tham gia vào thời điểm hiện tại vì Liên minh châu Âu đã có kế hoạch hỗ trợ tương tự.
Theo quan chức Mỹ, Ukraine sẽ không phải hoàn trả khoản vay lên tới 50 tỷ USD mà nước này sẽ bắt đầu nhận trong năm nay từ nhóm các nền dân chủ công nghiệp hóa hàng đầu thế giới, vì Nga sẽ phải gánh chịu chi phí.
Theo chính phủ Nhật Bản, G7 cùng với Australia, đã phong tỏa khoảng 280 tỷ USD tài sản thuộc chủ quyền của Nga, cũng như khoảng 58 tỷ USD tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, công ty và tổ chức của quốc gia này.
Chính phủ Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tập trung vào việc hỗ trợ tái thiết Ukraine trong phạm vi Hiến pháp Nhật Bản, chẳng hạn như hợp tác rà phá bom mìn và cung cấp thiết bị phòng thủ phi sát thương.
Liên quan đến Ukraine, ông Kishida cho biết, Nhật Bản đang xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và tập đoàn nước ngoài liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm sang Nga thông qua nước thứ ba. Theo Bộ này, Nhật Bản có thể chuyển hướng sử dụng sang mục đích quân sự.
Biện pháp này sẽ được thực hiện với các thực thể cụ thể có trụ sở tại Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Uzbekistan.
Ngân hàng Thế giới ước tính chi phí tái thiết Ukraine là 486 tỷ USD trong thập kỷ tới.