Theo một báo cáo chung của UNICEF, Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàngThế giới, phần lớn các ca thai chết lưu, 84%, xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi dịch vụ chăm sóc sơ sinh cơ bản có thể cứu sống hàng trăm nghìn người mỗi năm.
Hầu hết ca thai chết lưu xảy ra là do dịch vụ chăm sóc y tế kém chất lượng do thiếu đầu tư cho thiết bị và đào tạo nữ hộ sinh.
Và không giống sự sụt giảm đáng kể trong vài thập kỷ gần đây cho tỷ lệ sản phụ và trẻ sơ sinh tử vong trên toàn cầu, tình trạng thai chết lưu vẫn diễn ra đều đặn, đặc biệt tại các vùng châu Phi hạ Sahara và Đông Nam Á.
Báo cáo cũng cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 có thể gây ra thêm 200.000 ca thai chết lưu, trong điều kiện 50% các dịch vụ y tế tại các nước thu nhập trung bình và thấp bị ảnh hưởng do ứng phó với đại dịch.
Mark Hereward, phó giám đốc dữ liệu và phân tích của UNICEF, nói với AFP rằng trẻ sơ sinh ở nhiều quốc gia sẽ mắc bệnh COVID-19 ngay cả khi mẹ của chúng không bao giờ mắc bệnh này. Hereward nói rằng nếu không có hành động khẩn cấp, thế giới sẽ phải gánh chịu thêm 20 triệu ca thai chết lưu vào năm 2030.
Trên toàn cầu, hơn 40% thai chết lưu xảy ra trong quá trình chuyển dạ, Liên Hợp Quốc cho biết. Đây là một trong những trường hợp tử vong có thể tránh được nhất do nhiều ca thai chết lưu khi chuyển dạ có thể được ngăn chặn khi được xử lý với các nữ hộ sinh được đào tạo và chăm sóc sản khoa khẩn cấp.
Cũng như sự chênh lệch lớn về tỷ lệ thai chết lưu giữa các quốc gia giàu và nghèo, báo cáo cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ ở các quốc gia riêng lẻ, thường liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội.
Ví dụ ở Nepal, phụ nữ thuộc các tầng lớp dân tộc thiểu số có tỷ lệ thai chết lưu cao hơn 40-60% so với những phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu.
Và ở Canada, cộng đồng người Inuit có tỷ lệ thai chết lưu cao gấp gần ba lần so với dân số chung.