Tiêu điểm: Nhân Humanity

Lãnh đạo các quốc gia Ả Rập lên tiếng cảnh báo Liên Hợp Quốc về căng thẳng khu vực liên quan đến Iran

(VOH) – Các lãnh đạo quốc gia Ả Rập ngày 23/9, trước Liên Hợp Quốc, đã lên tiếng nói về mối lo về một xung đột mới tại khu vực khi căng thẳng Mỹ - Iran tăng cao.

Vì đại dịch COVID-19, cuộc họp thường niên về ngoại giao tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phải tiến hành trực tuyến, với việc các nguyên thủ các quốc gia gửi băng lời phát biểu ý kiến về cuộc họp.

Hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng áp lực lên Iran, lãnh đạo hai nước Iraq và Saudi Arabia đã lên tiếng quan ngại về khu vực.

“Chúng tôi không muốn Iraq trở thành một dạng sân chơi cho các lực lượng khác chém giết nhau trên vùng đất của chúng tôi,” Tổng thống Barham Saleh nói trong băng phát biểu. “Chúng tôi đã là nhân chứng của đủ các cuộc chiến và tấn công vào chủ quyền của chúng tôi.”

Tổng thống Iraq Barham Saleh (trái). Ảnh: AFP

Iraq đã cố gắng có hành động tinh tế để cân bằng tình hình với nước láng giềng Iran, là nước chia sẻ tín ngưỡng Hồi giáo Shia, cũng như với Mỹ, là lực lượng đã tiến quân sang tiêu diệt nhà độc tài Saddam Hussein vào năm 2003.

Hồi tháng 1/2020, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh không kích bằng máy bay không người lái vào Baghdad làm chết tướng cao cấp nhất của quân đội Iran Qasem Soleimani, cũng như lãnh đạo của lực lượng bán quân sự người Iraq Shia, khiến người dân Baghdad kêu gọi trục xuất Mỹ.

Trump đã từ chối những lời kêu gọi rút lui nhưng tháng này vừa ra lệnh cắt giảm số lượng lớn binh sĩ tại Iraq, là một phần trong lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông về việc chấm dứt các cuộc chiến “trường kỳ”.

Tổng thống Saleh ám chỉ về một sự thất vọng dành cho Iraq với các nhóm phiến quân, là các lực lượng đã bắn rocket vào quân đội Mỹ khiến thúc đẩy cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Trump đã tuyên bố sẽ đóng băng Iran sau khi rời hiệp ước 2015. Động thái mới nhất là hôm 21/9, Trump nói rằng đang thực thi các biện pháp trừng phạt của "Liên Hợp Quốc" đối với Iran về vi phạm lệnh cấm vận vũ khí - bất chấp sự hoài nghi của cơ quan này rằng Mỹ có thẩm quyền như vậy.

Quốc vương Saudi Arabia Salman đã sử dụng bài phát biểu của mình để bày tỏ quan ngại về Iran và chỉ ra các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các mỏ dầu của vương quốc này vào năm ngoái, mà Washington cho rằng do Tehran thực hiện đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí.

Quốc vương Saudi Arabia Salman. Ảnh: AFP

Quốc vương Salman nói Saudi Arabia luôn dang rộng vòng tay với Iran trong hòa bình với một thái độ mở tích cực trong suốt hàng thập kỷ qua, nhưng đều vô ích. “Vương quốc chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực quốc tế để giải quyết chương trình hạt nhân Iran, nhưng hết lần này đến lần khác, toàn bộ thế giới đã chứng kiến cách chính phủ Iran khai thác các nỗ lực đó để tăng cường các hoạt động bành trướng của mình, đồng thời cáo buộc Iran là“chủ nghĩa khủng bố ”.

Saudi Arabia đã tham gia vào một chiến dịch chống lại phiến quân Huthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, nơi nhiều cuộc không kích đã giết chết dân thường và góp phần gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani, phát biểu trước Liên Hợp Quốc hôm thứ Hai, đã chỉ đích danh Saudi Arabia khi ông tố cáo những nỗ lực bất thành của Mỹ trong việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Tehran.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã tái kêu gọi toàn cầu ngừng xung đột để thế giới có thể đối đầu với đại dịch Covid-19, đã cướp đi sinh mạng của hơn 970.000 người.

Cũng trong cuộc họp, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani lên tiếng bảo vệ hy vọng về các cuộc đàm phán mà chính phủ của ông đã mở với Taliban để chấm dứt hai thập kỷ chiến tranh.

Xem thêm:

Bình luận