Liên hợp quốc mô tả đây là Thỏa thuận Môi trường quan trọng nhất kể từ Thỏa thuận về Khí hậu Paris năm 2015.
Các quốc gia thành viên đã tranh luận trong hơn một tuần tại Nairobi để đồng ý đưa ra một Thỏa thuận nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng, một cuộc khủng hoảng môi trường kéo dài từ đáy đại dương lên đến tận đỉnh núi.
Các quan chức chính phủ các nước rất hoan nghênh và tán thưởng sau khi thông qua Nghị quyết thiết lập một Hiệp ước ô nhiễm nhựa có tính ràng buộc pháp lý, sẽ được hoàn thiện vào năm 2024.
“Chúng ta đang làm nên lịch sử vào ngày hôm nay và mọi người nên tự hào về điều này. Ô nhiễm rác thải nhựa đã và đang phát triển thành một bệnh dịch. Với quyết định ngày hôm nay, chúng ta đang trên đường chữa trị đại dịch ô nhiễm này”, ông Espen Barth Eide Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Na Uy đồng thời là Chủ tịch Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc UNEA-5 cho hay.
Nghị quyết, mà Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA) gọi là “Thỏa thuận Môi trường quan trọng nhất kể từ Thỏa thuận Paris”, đã được soạn thảo rộng rãi và Ủy ban liên chính phủ hiện có nhiệm vụ trong việc đàm phán về Hiệp ước này có ràng buộc pháp lý sẽ có tác động đáng kể đến các doanh nghiệp và các nền kinh tế trên thế giới.
Những Hiệp ước nào mà hạn chế việc sản xuất, sử dụng hoặc thiết kế chất dẻo sẽ ảnh hưởng đến các công ty dầu mỏ và hóa chất sản xuất nhựa thô, cũng như các công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn bán hàng ngàn sản phẩm bao bì nhựa trên thị trường. Điều này cũng sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế của các nước sản xuất nhựa lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản.