Chờ...

NASA phóng vệ tinh khí hậu để khảo sát đại dương và bầu khí quyển đang nóng lên

VOH - Hôm qua, 8/2, vệ tinh khí hậu mới nhất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ - NASA đã phóng vào quỹ đạo để khảo sát các đại dương và bầu khí quyển trái đất một cách chi tiết chưa từng có.

Công ty SpaceX đã phóng vệ tinh Pace trị giá 948 triệu USD vào trước bình minh, với tên lửa Falcon đẩy hướng về phía nam qua Đại Tây Dương để đạt được quỹ đạo rất hiếm có.

NASA phóng vệ tinh khí hậu
Ảnh cắt từ clip NASA

Vệ tinh sẽ dành ít nhất ba năm để nghiên cứu các đại dương cách xa 420 dặm (~ 676 km) trở lên cũng như bầu khí quyển. Nó sẽ quét toàn cầu hàng ngày bằng hai trong số nhiều công cụ khoa học. Công cụ thứ ba sẽ thực hiện các phép đo hàng tháng.

Nhà khoa học điều hành dự án Jeremy Werdell cho biết: “Đây sẽ là một góc nhìn chưa từng có về trái đất của chúng ta”.

Các quan sát sẽ giúp các nhà khoa học cải thiện dự báo bão và các thời tiết khắc nghiệt khác, nêu chi tiết những thay đổi của Trái đất khi nhiệt độ tăng và dự đoán tốt hơn khi nào tảo nở hoa có hại sẽ xảy ra.

NASA đã có hơn hai chục vệ tinh và thiết bị quan sát Trái đất trên quỹ đạo. Nhưng vệ tinh Pace sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về cách các hạt sol khí trong bầu khí quyển như chất ô nhiễm, tro núi lửa và sinh vật biển như tảo và sinh vật phù du tương tác với nhau.

Giám đốc khoa học Trái đất của NASA, Karen St. Germain cho biết: “Pace sẽ mang đến cho chúng ta một không gian khác” so với những gì các vệ tinh khác quan sát được.

Pace - viết tắt của các chữ: Plankton, Aerosol, Cloud, Ocean Ecosystem - là sứ mệnh tiên tiến nhất từng được triển khai để nghiên cứu sinh học đại dương.

Theo Werdell, các vệ tinh quan sát Trái đất hiện tại có thể nhìn thấy bảy hoặc tám màu. Pace sẽ nhìn thấy 200 màu sắc cho phép các nhà khoa học xác định các loại tảo trong biển và các loại hạt trong không khí.

Các nhà khoa học hy vọng sẽ bắt đầu nhận được dữ liệu trong một hoặc hai tháng.

Trước đó, dự án Pace của NASA vẫn tồn tại bất chấp nỗ lực hủy bỏ nó của chính quyền Trump.

NASA đang hợp tác với Ấn Độ trên một vệ tinh quan sát Trái đất tiên tiến khác sẽ ra mắt trong năm nay. Được đặt tên là Nisar, nó sẽ sử dụng radar để đo lường tác động của nhiệt độ tăng lên đối với sông băng và các bề mặt băng giá đang tan chảy khác.