Động thái này diễn ra sau khi các thành viên của một công ước quốc tế chống ô nhiễm thủy ngân nhất trí về việc cấm sản xuất và buôn bán tất cả các loại đèn huỳnh quang vào năm 2023, với lý do các sản phẩm này tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe.
Chính phủ Nhật Bản cho biết lệnh cấm sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn từ tháng 1/2026, tùy theo loại đèn huỳnh quang và bao gồm cả pin cúc áo có chứa thủy ngân.
Tại Nhật Bản, các nhà sản xuất lớn như Panasonic cũng đã thông báo sẽ ngừng sản xuất đèn huỳnh quang vào cuối tháng 9/2027.
Vào những năm 1950, nhiều cư dân của thành phố ven biển Minamata thuộc tỉnh Kumamoto ở phía Tây Nam Nhật Bản đã mắc phải chứng rối loạn thần kinh do ngộ độc thủy ngân sau khi ăn cá bị ô nhiễm do chất thải từ một nhà máy hóa chất gần đó.
Tiếp xúc với hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn, đến sức khỏe.
Theo khuyến cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), tiếp xúc với thủy ngân ở lượng thấp (dưới 5 mg) có thể gây ra các hiện tượng run, thay đổi tính tình, bị mất ngủ, mệt mỏi cơ bắp, và chứng nhức đầu.
Nếu tiếp xúc ở liều lượng cao hoặc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến chứng đần độn, thay đổi nhân cách, điếc, mất trí nhớ, thậm chí là hủy hoại các tế bào thần kinh, não.
Bên cạnh đó, chất thủy ngân độc hại này còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của bào thai và trẻ em. Tiếp xúc với thủy ngân có liên quan đến khả năng sảy thai, gây dị dạng, cũng như làm hủy hoại các bộ phận trong cơ thể như thận, dạ dày, ruột…