Tên lửa Ariane 6 của Châu Âu lần đầu tiên phóng thành công

VOH - Tên lửa Ariane 6 mới của châu Âu đã phóng thành công lần đầu tiên vào ngày 9/7, đưa vệ tinh vào quỹ đạo và khôi phục khả năng tiếp cận không gian độc lập của châu lục này.

Tên lửa của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) được phóng từ trung tâm vũ trụ Châu Âu ở Kourou, Guiana thuộc Pháp lúc 4 giờ chiều giờ địa phương (1900 GMT).

Sau một giờ chậm trễ do một vấn đề nhỏ được phát hiện vào buổi sáng, tên lửa đã được phóng lên bầu trời quang đãng. Giám đốc ESA Josef Aschbacher cho biết, vụ phóng thành công này đánh dấu một "ngày lịch sử" đối với châu Âu.

ten-lua-100724
Bức ảnh tên lửa đẩy vệ tinh Ariane 6 của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cất cánh từ bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Guiana ở Kourou, Guiana thuộc Pháp, vào ngày 9/7/2024 - Ảnh: AFP

Lần phóng đầu tiên của Ariane 6 - được lên kế hoạch vào năm 2020. Kể từ chuyến bay cuối cùng của tên lửa đẩy Ariane 5, một năm trước, châu Âu đã phải dựa vào các đối thủ như công ty SpaceX của Elon Musk tại Hoa Kỳ - để thực hiện sứ mệnh này.

Tên lửa chở theo một loạt vệ tinh siêu nhỏ của trường đại học, nhiều thí nghiệm khác nhau và hai khoang tàu tái nhập khí quyển.

Trong suốt chuyến bay, động cơ Vinci sẽ phải đánh lửa ba lần, trong đó có hai lần đã được thực hiện. Lần đánh lửa thứ hai đưa tên lửa vào quỹ đạo, tại đó nó phóng ra các vệ tinh nhỏ gọi là "cubesat".

Quá trình đánh lửa cuối cùng sẽ đưa động cơ Vinci trở lại Thái Bình Dương để không tạo ra rác vũ trụ làm ô nhiễm quỹ đạo Trái Đất.

Vụ phóng không được coi là hoàn tất cho đến khi động cơ Vinci có thể tái sử dụng ở tầng trên của tên lửa rơi trở lại bầu khí quyển của Trái Đất.

Theo lịch sử, gần một nửa số lần phóng tên lửa mới đầu tiên đều kết thúc trong thất bại. Bao gồm cả Ariane 5, phát nổ ngay sau khi cất cánh vào năm 1996.

Nhưng trong số 117 lần phóng trong gần 20 năm, chỉ có một chuyến bay Ariane 5 hoàn toàn thất bại.

Bình luận