Chờ...

Thách thức của Thụy Điển trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU

(VOH) – Ngày 1/1, Thụy Điển chính thức bắt đầu đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng đầu năm 2023 thay cho Cộng hòa Séc.

Thụy Điển đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1/2023. Nhiệm kỳ kéo dài 6 tháng (đến ngày 30/6/2023) thay cho Cộng hòa Séc.

Trước đó ngày 14/12, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã trình bày các ưu tiên của nước này trong thời gian đảm nhận cương vị liên quan các vấn đề an ninh, khả năng phục hồi, thịnh vượng, các giá trị dân chủ và pháp quyền.

“Thụy Điển sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng EU vào thời điểm EU đang đối mặt với những thách thức” - ông Kristersson nhấn mạnh.

Bên cạnh xung đột Nga-Ukraine và các vấn đề thương mại liên quan đến cuộc xung đột này, Thụy Điển coi biến đổi khí hậu và bảo vệ “các giá trị cơ bản” của EU trước các tranh chấp với Hungary và Ba Lan là những ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch của mình nửa đầu năm 2023.

Thách thức của Thụy Điển trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU 1
Nhiều thách thức cho Thụy Điển trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU.

Xem thêmKinh tế thế giới năm 2023 đối diện với nhiều thách thức

Thụy Điển gia nhập EU ngày 1/1/1995. Quốc gia này đã từng 2 lần giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU vào các năm 2001 và 2009.

Cộng hòa Séc đã chính thức kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU kéo dài 6 tháng hôm 31/12 vừa qua và chuyển giao nhiệm vụ cho Thụy Điển.

Quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên EU có thể giúp định hình chương trình nghị sự cho khối, nhưng cũng được kỳ vọng là một bên trung gian giúp loại bỏ các thỏa hiệp phức tạp khiến khối này bị “giậm chân tại chỗ”.