Mỹ cần sớm ngăn chặn hai cường quốc hạt nhân của thế giới
Nhà Trắng cho biết, Mỹ cần phải sớm có động thái ngăn chặn hai cường quốc về hạt nhân là Nga và Trung Quốc. Mới đây, chiến lược an ninh mới của Mỹ (NSS) đã xác định Trung Quốc là một mối nguy hiểm lâu dài của Mỹ về hạt nhân khi kho vũ khí của nước này ngày càng mở rộng. Còn Nga là mối đe doạ tức thời khi trong thời điểm hiện tại, nước này liên tục gây rối bằng việc đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân với Ukraine. Cơ quan này chỉ ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe doạ sẽ “dùng mọi cách để bảo vệ lãnh thổ Nga” thì khả năng chính quyền Putin sử dụng vũ khí hạt nhân là có thể xảy ra.
Đứng trước những đe doạ này, NSS cũng khẳng định sẽ hỗ trợ Ukraine và không để họ bị ảnh hưởng trước các nguy cơ về hạt nhân. Còn về Trung Quốc, phía Mỹ cho biết Trung Quốc hiện tại đang có 350 đầu đạn hạt nhân. Con số này vẫn ít hơn Nga và Mỹ. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc tin rằng con số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể lên đến 1000 vào năm 2030 và trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3.
Sau hơn 1 năm, Mỹ vẫn tiếp tục mở rộng điều tra vụ bạo loạn trên đồi Capitol
Vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, sau gần một năm kể từ vụ tấn công vào điện Capitol sau đợt bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có hơn 880 người đến từ 50 bang bị truy tố với nhiều tội danh. Trong số đó, nhiều người phải đổi mặt với các tội danh nặng như sử dụng vu khí nguy hiểm, có nguy cơ chết người, cản trở người thi hành công vụ… Trong số những người bị truy tố, đã có người nhận bản án tối đa lên đến 20 năm tù.
Gần đây nhất, hai người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump cũng vừa bị bắt và truy tố với tội danh mang súng đến gần khu vực kiểm phiếu sau ngày bầu cử. Chính phủ Mỹ cho biết, họ sẽ tiếp tục điều tra những vụ vi phạm tại điện Capitol sau đợt bầu cử năm 2021. Bộ trưởng tư pháp Mỹ, ông Merruck Garland cũng khẳng định sẽ yêu cầu những người có liên quan phải chịu trách nhiệm, bất kể họ là ai.
Truyền thông Anh lo ngại uy tín của tân Thủ tướng có thể sụt giảm sau đợt suy thoái
Ngay sau khi nhậm chức vào tháng trước, thủ tướng Anh Liz Trus hứa hẹn sẽ giúp nên kinh tế anh đi lên và đưa quốc gia này đến con đường thành công lâu dài. Tuy nhiên, đến nay, nhiệm kỳ của bà đã bị ảnh hưởng trầm trọng khi tình trạng hỗn loại thuế suất liên tục tăng cao, thế giới cũng chứng kiến đồng Bảng Anh giảm xuống đến mức kỷ lục và thị trường trái phiếu cũng là mối doạ của tài chính nước này. Những điều này đang làm giảm đi niềm tin vào chính phủ và năng lực của thủ tướng mới nhậm chức.
Hiện tại, thị trường tài chính của Anh đang có sự biến động lớn. Mặc dù vào hôm thứ ba vừa qua, thống đốc Ngân hàng trung ương Anh, ông Andrew Bailey cho biết nhà nước sẽ can thiệp để ổn định thị trường trái phiếu nhưng những nhà đầu tư vẫn còn rất e dè. Trong một diễn biến khác, thủ tướng Truss đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính các thành viên trong đảng của mình khi bà có ý định cắt giảm thuế của những người có thu nhập cao. Truyền thông Anh cho biết, những sự việc này có thể tạo ra sự quan ngại của người dân và nhà đầu tư về năng lực của thủ tướng và ảnh hưởng đến uy tín của bà về sau dù nước Anh có vượt qua được cuộc khủng hoảng này.
Ấn Độ đang trở thành quốc gia bùng nổ trong lĩnh vực năng lượng
Theo hãng thông tấn AP, ngành năng lượng tái tạo của Ấn Độ đang trong giai đoạn bùng nổ. Quốc gia này dự kiến nước này sẽ bổ sung thêm 35 đến 40 gigawatt năng lượng tái tạo hàng năm cho đến năm 2030, đủ để cung cấp năng lượng cho hơn 30 triệu ngôi nhà mỗi năm. Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính ước tính rằng Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba trên thế giới.
Các dự báo của chính phủ Ấn Độ cũng ước tính quốc gia này sẽ sản xuất nhiều năng lượng tái tạo hơn nữa, thậm chí đạt đến con số 500 gigawatt trong cùng thời gian. Hiện tại, nhiên liệu hóa thạch của Ấn Độ đang chiếm 59% công suất năng lượng lắp đặt.
Hoàng gia Anh ấn định ngày cử hành lễ đăng cơ của tân vương Charles
Trong một thông báo mới đây, điện Buckingham đã cho biết về việc lễ đăng cơ của vua Charles III sẽ được tổ chức vào tháng 5 tới. Theo truyền thống của nước Anh, ông đã trở thành tân vương ngay sau khi mẹ ông là nữ vương Elizabeth qua đời, nhưng ông và vương hậu sẽ vẫn phải cử hành một buổi lễ tại tu viện Wesminter với các nghi thức truyền thống. Điện Buckingham cũng cho biết, đây là truyền thống lâu đời của Vương quốc Anh. Các tân vương sẽ được làm lễ truyền dầu và chúc phúc.
Theo truyền thống, buổi lễ sẽ được diễn ra một các xa hoa tại tu viện. Tuy nhiên, truyền thông Anh đưa tin, quốc vương Charles đang muốn cắt giảm một số hạng mục vì cho rằng đất nước đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Sau lễ đăng cơ, vua Charles sẽ chính thức trở thành nguyên thủ quốc gia của vương quốc Anh và 14 quốc gia khác thuộc Khối Thịnh vượng chung, như Australia, Canada, Jamaica, New Zealand, hay Papua New Guinea.