Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ông hy vọng Mỹ tin rằng cơ quan này là một khoản đầu tư quan trọng, không chỉ để giúp đỡ người khác, mà còn để giữ an toàn cho Mỹ trong bối cảnh đại dịch bùng phát.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP
Tổng thống Donald Trump tuần trước đã thông báo hoãn tạm thời nguồn tài trợ của Mỹ dành cho cơ quan Liên Hợp Quốc này, cáo buộc WHO đã che giấu và sai lầm trong việc xử lý ổ dịch.
Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, cung cấp hàng trăm triệu USD mỗi năm cho quỹ viện trợ của tổ chức này.
Tại Washington, các quan chức cho biết hôm thứ Tư đã tạm dừng các hoạt động liên quan đến tài trợ mới cho WHO, và dự kiến sẽ tiếp tục hoãn trong 60 đến 90 ngày.
Một nhóm các nhà lập pháp đảng Cộng hòa tại Hạ viện tuần trước đề nghị Trump nên đưa ra bất kỳ đóng góp tự nguyện nào của Mỹ cho WHO trong năm nay vào yêu cầu cho việc từ chức của Tedros.
Khi được hỏi liệu có cân nhắc về đề nghị từ chức, Tedros cho biết “Tôi sẽ tiếp tục làm việc cả ngày lẫn đêm vì đây là một công việc rất cao quý, và tôi hiện tại sẽ chỉ tập trung vào trách nhiệm cứu người.”
Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc phụ trách trường hợp khẩn cấp của WHO, cho biết việc Mỹ dừng tài trợ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cốt lõi như chủng ngừa trẻ em, nỗ lực diệt trừ bệnh bại liệt, và “dịch vụ y tế cần thiết và quản lý chấn thương trong một số cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.” Ryan hy vọng sự tạm dừng này chỉ kéo dài 60 ngày chứ không lâu hơn.
Tại một cuộc họp báo ở Washington ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thông tin về một khoản hỗ trợ mới của Mỹ dành cho một số quốc gia cho dịch COVID-19, nâng tổng số tiền viện trợ cho đại dịch này trong năm nay lên hơn 700 triệu USD.
Các quan chức khác của Mỹ nói thêm rằng khoản tiền ngừng tài trợ cho WHO cũng sẽ dành cho các hoạt động cùng mục đích, chỉ là sẽ phân bổ cho các nhóm khác.