25% còn lại sẽ được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp cũng như chia sẻ song phương giữa Mỹ và các đối tác.
Cũng trong ngày 3/6, Nhà Trắng đã công bố chi tiết việc phân phối lô vắc-xin đầu tiên ra nước ngoài, và dự định chia sẻ 80 triệu liều vắc-xin vào cuối trước cuối tháng 6.
Nhà Trắng cho biết trong lô vắc-xin đầu tiên với số lượng 25 triệu liều, có khoảng 19 triệu liều sẽ được sử dụng cho COVAX, trong đó châu Á sẽ nhận được 7 triệu liều, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ sẽ nhận được 6 triệu liều và châu Phi sẽ nhận được 5 triệu.
Từ những con số này cho thấy Mỹ đang nỗ lực nhằm đẩy nhanh tiến độ phân phối vắc-xin của COVAX. Đến nay, COVAX chỉ mới cung cấp khoảng 76 triệu liều vắc-xin cho các nước có nhu cầu.
Trong một tuyên bố, Tổng thống Biden nói rằng chừng nào cơn đại dịch này vẫn còn hoành hành ở bất cứ nơi nào trên thế giới thì người dân Mỹ vẫn còn bị ảnh hưởng. Do đó, Mỹ sẽ có những hành động cấp bách cho các nỗ lực tiêm chủng quốc tế, và điều này đã được chứng minh ở trong nước.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ sẽ bảo lưu quyền phát ngôn của mình về điểm đến cuối cùng của những liều COVAX được phân phối. "Chúng tôi không tìm kiếm sự nhượng bộ, không tống tiền và không áp đặt các điều kiện như những quốc gia cung cấp vắc-xin khác. Chúng tôi không làm thế".
Ông cũng cho biết thêm rằng những vắc-xin đang được cung cấp sẽ được tặng miễn phí cho các quốc gia trên với mục đích duy nhất là cải thiện tình trạng sức khỏe cộng đồng nhằm góp phần chấm dứt cơn đại dịch này. 6 triệu liều vắc-xin còn lại sẽ được Nhà Trắng cung cấp trực tiếp cho các nước đồng minh và đối tác của Mỹ như Mexico, Canada, Hàn Quốc, Bờ Tây, Dải Gaza, Ấn Độ, Ukraine, Kosovo, Haiti, Gruzia, Ai Cập, Jordan, Iraq, Yemen và Liên Hợp Quốc.
Nhà Trắng cho biết lô vắc-xin đầu tiên với 25 triệu liều sẽ được vận chuyển từ các kho dự trữ hiện có của các hãng dược phẩm như Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson, và những nhiều tiếp theo sẽ được cung cấp trong những tháng tới.
Trước đó, Tổng thống Biden cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ cho các nước 60 triệu liều vắc-xin AstraZeneca được sản xuất tại Mỹ. Các vắc-xin này sẽ được vận chuyển tới các nước sau khi vượt qua cuộc kiểm định an toàn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Đến nay, vắc-xin của hãng AstraZeneca chưa được phép sử dụng tại Mỹ nhưng đã được cấp phép tại một số nước.
Theo đài truyền hình Fox News, hiện có hơn 63% những người trưởng thành tại Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin ngừa Covid-19.
Tính đến nay, Mỹ đã cung cấp 4,5 triệu liều vắc-xin cho Mexico và Canada. Mới đây, Mỹ đã thông báo sẽ chia sẻ với Hàn Quốc đủ lượng vắc-xin để cung cấp cho 550.000 binh sĩ Mỹ đang phục vụ tại Hàn Quốc.
Tin cho hay, 1 triệu liều vắc-xin của Johnson & Johnson sẽ được chuyển đến Hàn Quốc vào ngày 3/6.