Trung Quốc phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2, nhiều nước số ca mắc gia tăng trở lại

(VOH) - Trong 12 giờ qua, thế giới có số ca mắc COVID-19 tăng 273.705 ca, số ca tử vong tăng 4.765 ca. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã vượt mức 120,7 triệu ca bệnh.

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 16/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là 120.739.041 ca, trong đó có 2.671.011 người tử vong.

Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 97.158.212 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 20.787.074 ca và 88.054 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng trở lại.

Tại Đức
Một cửa hàng tại Đức

Quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất là Mỹ với 547.864 ca tử vong trong tổng số 30.130.123 ca nhiễm. Brazil đứng thứ 2 thế giới về tổng số ca mắc bệnh cũng như ca tử vong với 11.483.370 ca mắc, 278.327 người tử vong. Ấn Độ  đứng thứ 3 với  số ca bệnh là 11.409.524 và 158.892 ca tử vong.

Tại Anh, lãnh đạo Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh (ONS), giáo sư Ian Diamond ngày 14/3 đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra làn sóng dịch bệnh tiếp theo vào mùa Thu tới tại nước này. Dù nhấn mạnh đến hiệu quả của chương trình tiêm chủng toàn quốc nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, song giáo sư này cho rằng loại virus sẽ không thể biến mất.

Tại Pháp, cho đến nay, mặc dù số ca nhiễm không ngừng tăng, song Chính phủ Pháp vẫn quyết định không áp đặt lệnh phong tỏa theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế. Thay vào đó, Pháp đã áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc vào lúc 18h hằng ngày và lệnh phong tỏa vào cuối tuần tại hai vùng đang gặp khó khăn trong việc chống dịch.

Trong khi đó, tại Đức đang có cảnh báo cần áp đặt trở lại ngay lập tức lệnh phong tỏa một phần để tranh rơi vào làn sóng thứ 3 của dịch bệnh COVID-19. Đức đã ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kể từ khi nước này nới lỏng các biện pháp phòng dịch vào cuối tháng 2 vừa qua khi cho phép trường học, cửa hàng làm đẹp và một số cửa hiệu kinh doanh được mở cửa một phần.

Hàn Quốc quyết định gia hạn lệnh giãn cách xã hội ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận cũng như ở các địa phương còn lại thêm 2 tuần, từ ngày 15-28/3. Số liệu thống kê của Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố cùng ngày cho thấy Hàn Quốc đã có thêm 382 ca mắc COVID-19, trong đó có 370 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 96.017 ca.

Tại Trung Quốc, đã xác nhận phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong các ca bệnh mới không biểu hiện triệu chứng nhập cảnh tại tỉnh này. Biến thể này được phát hiện lần đầu tại Nigeria. Hai bệnh nhân nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là hai trường hợp không triệu chứng phát hiện hồi tháng 2 vừa qua.

Theo trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) tỉnh Quảng Đông, biến thể này đã lây lan sang hơn 20 quốc gia, có khả năng lây lan nhanh và dễ dàng vô hiệu hóa kháng thể, qua đó có thể dẫn tới tình trạng tái nhiễm ở những người từng mắc COVID-19. Hiện CDC Quảng Đông đang tiến hành phân lập thêm biến thể virus này. Đến nay, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 90.049 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.636 ca tử vong.

tại Thái Lan

Người dân Thái Lan đeo khẩu trang  khi đi trên đường phố  để phòng chống COVID-19. (Ảnh: Getty Images/AFP)

Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong khối ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” sau nhiều tháng dịch bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với mấy ngày trước.

Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh. Nhìn chung, làn sóng dịch tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm.

Tại Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 2 trong số các nước Đông Nam Á, song số ca tử vong lại giảm mạnh so với các ngày trước.

Tại Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có tới 20 bệnh nhân mới trong ngày 15/3, buộc nhà chức trách phải phong tỏa nhiều tỉnh thành, đồng thời ra thông báo khẩn cấp.

Thái Lan gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 15/3 ghi nhận thêm tới 78 ca bệnh mới và 1 ca tử vong.

Tại Đông Nam Á, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 55.981 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 159 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.610.509 ca.

Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Lào không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.

Tại châu Phi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) cho biết tính đến tối 14/3, tổng số ca mắc COVID-19 tại châu lục này đã tăng lên 4.025.390 ca, trong đó 107.523 ca tử vong. Những nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch xét về số ca nhiễm là Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập và Ethiopia.

Bình luận