Unilever hiện sở hữu hơn 400 thương hiệu (Omo, Dove, Comfort, Cif, Sunlight…), hiện đang sử dụng 700.000 tấn nhựa mỗi năm. Công ty này cam kết giảm một nửa con số này vào năm 2025, đồng thời hãng sẽ sử dụng toàn bộ bao bì đóng gói sản phẩm là nhựa có thể được tái sử dụng, tái chế hoặc tự hủy.
Để đạt được điều đó, Unilever sẽ cắt giảm sử dụng tuyệt đối 100.000 tấn nhựa và cắt giảm việc sử dụng nhựa nguyên chất bằng cách tạo ra các phiên bản xanh hơn cho các sản phẩm gia dụng. Để quản lý chất thải nhựa, công ty sẽ đầu tư hoặc liên kết đầu tư xử lý chất thải nhựa.
Một số sản phẩm của Unilever được trưng bày tại siêu thị Coopmart (Ảnh: LH)
Giám đốc điều hành Unilever Alan Jope cho biết: “Điểm khởi đầu của chúng tôi là thiết kế, giảm lượng nhựa sử dụng, sau đó đảm bảo rằng những gì chúng tôi sử dụng đến từ các nguồn tái chế”.
Hướng tới mục tiêu giảm chất thải nhựa, tập đoàn đa quốc gia của Mỹ là Procter & Gamble (P&G) cho biết đã lên kế hoạch giảm một nửa lượng nhựa mà họ sử dụng vào năm 2030. Trong khi đó, Nestle tuyên bố sẽ loại bỏ tất cả các loại nhựa không thể tái chế trong bao bì vào năm 2025; Coca Cola sẽ tăng gấp đôi lượng nhựa tái chế mà họ sử dụng trong 200.000 chai mà họ tạo ra mỗi phút vào năm 2020.
Tháng trước, hệ thống siêu thị lớn thứ hai tại Anh là Sainsbury cho biết sẽ bán sữa và đồ uống có ga trong các chai thủy tinh – để người mua có thể trả lại chai. Hệ thống các cửa hàng của Tesco cấm các thương hiệu sử dụng bao bì quá mức trong các cửa hàng của mình vào năm 2020.
Nhờ mưa lớn, các đám cháy rừng Amazon tại Bolivia được dập tắt hoàn toàn - Bolivia cho biết, các đám cháy rừng kéo dài suốt 2 tháng qua ở khu vực rừng Amazon thuộc vùng Chiquitania ở miền Đông nước này đã được dập tắt hoàn toàn.
Giải Nobel Y học năm 2019 vinh danh 3 nhà khoa học nghiên cứu về tế bào - 3 nhà khoa học William Kaelin, Peter Ratcliffe và Gregg Semenza là tác giả của giải Nobel Y học năm 2019.