14 điểm đặc biệt của kỳ World Cup 2022 tại Quatar

(VOH) - Lần đầu tiên trong lịch sử 22 lần tổ chức của World Cup giải lại diễn ra không phải vào dịp hè như thường lệ mà là vào mùa đông cuối năm với những sân vận động được làm mát bằng công nghệ.

1. Kỳ World Cup 2022 này rất đặc biệt bởi lần đầu tiên trong lịch sử 22 lần tổ chức, giải vô địch bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh diễn ra không phải vào dịp hè như thường lệ mà vào mùa đông cuối năm.

Qatar là một quốc gia nằm ở Tây Á này nên có khí hậu sa mạc khô nóng, mùa hè nắng nóng kéo dài và nhiệt độ có lúc lên tới 44 độ C. Do đó, việc tổ chức vào mùa hè là điều bất khả thi. Chính vì vậy, World Cup 2022 được tính toán diễn ra vào mùa đông khi khu vực này có nhiệt độ trung bình lúc này là từ 10-20 độ C, được coi là mát mẻ nhất trong năm ở Qatar và điều đó cũng làm xáo trộn không ít lịch thi đấu bóng đá quốc tế vào dịp này.

Sân vận động Al Bayt - nơi diễn ra trận khai mạc, có sức chứa 60.000 chỗ ngồi (Ảnh: tubitv.com)

Sân vận động Al Bayt - nơi diễn ra trận khai mạc, có sức chứa 60.000 chỗ ngồi. (Ảnh: tubitv.com) 

2. World Cup 2022 lần đầu tiên sử dụng công nghệ làm mát sân. Công nghệ làm mát được sử dụng tại 7/8 sân vận động của World Cup 2022 là một trong những sáng kiến mang tính cách mạng của Qatar và có thể ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, sau khi giải đấu đã qua đi.

3. Qatar là nước đầu tiên của Tây Á và là nước thứ 3 của châu Á sau Hàn Quốc và Nhật Bản (đồng tổ chức vào 2002) được đăng cai tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup).

4. Con số đầu tư cho giải của Qatar đã tạo một kỷ lục thế giới mới về chi phí cho một kỳ World Cup khi đầu tư hơn 200 tỷ USD, gấp gần 20 lần so với chi phí mà Nga đầu tư tổ chức giải đấu năm 2018.

5. Nước chủ nhà Qatar hứa hẹn khán giả sẽ được chứng kiến lễ khai mạc World Cup hoành tráng nhất trong lịch sử, với màn trình diễn pháo hoa ấn tượng và chương trình ca nhạc với sự góp mặt của nhiều ca sĩ, ban nhạc nổi tiếng nhất thế giới hiện tại. Việc World Cup 2022 bắt đầu bằng một màn trình diễn âm nhạc hoành tráng cũng khác biệt hẳn so với nhiều kỳ World Cup gần đây thường nghiêng về các cuộc đồng diễn là chính yếu.

6. Điều đặc biệt nữa là trận chung kết diễn ra vào tối 18/12, đúng ngày Quốc khánh nước chủ nhà Qatar.

7. Lần đầu tiên, FIFA quyết định đưa nữ giới tham gia đội ngũ trọng tài điều khiển các trận đấu của bóng đá nam cấp độ thế giới. Có 03 trọng tài nữ được đưa vào danh sách 36 trọng tài được lựa chọn cho Qatar 2022.

8. Lần đầu tiên trong lịch sử vòng chung kết World Cup, châu Á có 6 đại diện tham dự, gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Iran, Australia và chủ nhà Qatar.

9. Trái bóng Al Rihla (tiếng Arab nghĩa là "Cuộc hành trình" ) dùng trong giải được chế  từ vật liệu rất thân thiện với môi trường do dễ dàng phân hủy trong tự nhiên. Điều này phù hợp với tôn chỉ của nước chủ nhà về một kỳ World Cup không rác thải.

10. Al Rihla rất “độc đáo” do có tốc độ bay nhanh hơn so với trái bóng các kỳ World Cup khác; bên trong nó được cài một cảm biến đo quán tính. Công nghệ này sẽ giúp cho việc xác định tình huống việt vị nhanh chóng và chính xác. 

11. World Cup lần này cũng có thêm những sự kiện “đặc biệt”: Một trong những “ứng cử nặng ký” của bóng đá thế giới là Italy - đương kim vô địch châu Âu - cùng Tuyển Đức (4 lần vô địch) không thể tham dự khi không thể vượt qua vòng loại bỏ lỡ cơ hội san bằng kỷ lục 5 lần vô địch của ĐT Brazil.

12. Lần đầu tiên một đội tuyển vắng mặt là Nga do bị FIFA hủy tư cách tham dự vì liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine.

13. Xem đá bóng một nơi, ở một nơi. Người ta dự tính có khoảng 1,5 triệu người đến Qatar xem World Cup. Chủ nhà chỉ đáp ứng được 160.000 chỗ ở nên nơi lưu trú cho người hâm mộ được bố trí ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Kuwait, Saudi Arabia, Oman… rồi “lên máy bay” sang Qatar xem các trận đấu.

14. Xem bóng đá ngủ trên tàu hay trong lều giữa sa mạc. Nước chủ nhà cũng thuê 3 tàu du lịch lớn có thể tiếp nhận tối đa 13.000 người hoặc khách xem có thể lựa chọn chỗ nghỉ trong số 1.000 chiếc lều Bedouin phong cách Qatar dựng giữa… sa mạc.