“Cúm lạc đà” là gì và có phổ biến trên thế giới? Cúm lạc đà là tên dân dã phổ biến của "Hội chứng hô hấp Trung Đông" (MERS) - một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) gây ra.
MERS là chữ viết tắt của cụm từ Middle East Respiratory Syndrome. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Ả-Rập Xê-Út vào năm 2012 và lây ra 27 quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, châu Âu, châu Á và Mỹ.
Bệnh gây suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong ở nhiều người nhiễm bệnh. MERS có thể lây từ người sang người và động vật sang người, trong đó lạc đà là loài mang bệnh trung gian. Đã có các bằng chứng cho thấy MERS-CoV có nguồn gốc ban đầu từ dơi, lây nhiễm sang người thông qua lạc đà.
Các triệu chứng nhiễm chủng vi rút corona MERS‐CoV gồm sốt, ho và khó thở. Ngoài ra cũng có thể có nhiều triệu chứng khác gồm đau và nhức mỏi cơ, tiêu chảy, nôn mửa. Chưa có bằng chứng rõ ràng của việc vi rút MERS-CoV có thể lây từ người nhiễm không có triệu chứng sang cho người lành.
Tính đến tháng 11/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thế giới ghi nhận 2.601 ca nhiễm ở người và 935 trường hợp tử vong với tỉ lệ tử vong là 36%.
5 tuyển thủ Pháp đã nhiễm bệnh là Dayot Upamecano, Adrien Rabiot, Kingsley Coman, Raphael Varane và Ibrahima Konate. Họ có các triệu chứng như sốt, ho và mệt mỏi, phải bỏ lỡ một buổi tập của đội tuyển Pháp.
May mắn là cả 5 tuyển thủ trên đều đã trở lại tập luyện ở buổi tập cuối trước trận chung kết với Argentina. Varane và Konate là hai trụ cột của tuyển Pháp tại World Cup 2022.
Bên cạnh đó tuyển pháp cũng chào đón 2 gương mặt quan trọng khác là Aurelien Tchouameni và Theo Hernandez trở lại tập luyện sau khi gặp chấn thương.