- Kinh tế thế giới đang đối mặt nguy cơ suy thoái
- FED đang hướng mục tiêu tăng lãi suất lên đến 4,5%
- Mỹ đang cân nhắc việc bán thêm dầu thô từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược
- Ấn Độ đã trở thành khách hàng mua dầu số 2 của Nga
- Tổng hợp một số thông tin về thị trường nông nghiệp thế giới
- Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng mạnh
- Thị trường chứng khoán châu Á giảm mạnh
Cập nhật mới nhất về các thông tin thị trường hàng hóa, xuất nhập khẩu, năng lượng, thủy sản, tài chính... trong và ngoài nước sáng ngày 12/10.
Kinh tế thế giới đang đối mặt nguy cơ suy thoái
Hai quan chức đứng đầu Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cảnh báo nguy cơ suy thoái trong nền kinh tế toàn cầu đang gia tăng. IMF đã tính toán rằng khoảng 30% trong số các nền kinh tế thế giới sẽ trải qua ít nhất hai quý liên tiếp tăng trưởng âm trong năm nay và năm sau. WB cho biết nền kinh tế thế giới đang đối mặt nguy cơ suy thoái trong năm tới, đồng thời cho biết các nền kinh tế tiên tiến đang tăng trưởng chậm lại.
FED đang hướng mục tiêu tăng lãi suất lên đến 4,5%
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang hướng mục tiêu tăng lãi suất lên khoảng 4,5% và duy trì quanh mức đó trong năm tới. Thậm chí FED sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn nếu lạm phát vẫn tăng không có dấu hiệu giảm bớt.
Mỹ đang cân nhắc việc bán thêm dầu thô từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc việc bán thêm dầu thô từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ (SPR) và các lựa chọn khác sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+. Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ David Turk cho biết chính quyền sẽ làm mọi thứ có thể với các công cụ mà họ có để gây áp lực giảm giá dầu thô và hỗ trợ khả năng chi trả cho người dân.
Ấn Độ đã trở thành khách hàng mua dầu số 2 của Nga
Ấn Độ đã trở thành khách hàng mua dầu số 2 của Nga sau khi các khách hàng phương Tây ngừng giao dịch và giá dầu của nước này giảm. Kim ngạch nhập khẩu năng lượng Nga của Ấn Độ đã tăng 40 triệu USD trong hai tháng 7 và 8, tức gấp 5,2 lần so với giai đoạn tháng 2 và tháng 3.
Tổng hợp một số thông tin về thị trường nông nghiệp thế giới
Sản lượng đường tại khu vực trung nam của Brazil trong nửa cuối tháng 09 đạt 1.7 triệu tấn, giảm 27.3% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời cũng thấp hơn so với mức 1.96 triệu tấn dự báo trước đó.
Hiệp hội Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) đã nâng dự báo xuất khẩu đậu tương trong tháng 10 của Brazil lên mức 3.463 triệu tấn, từ mức 3.110 triệu tấn dự báo trước đó. Bên cạnh đấy, khối lượng khô đậu tương xuất khẩu trong tháng 10 của nước này cũng được ANEC nâng lên mức 2.112 triệu tấn, từ mức 1.804 triệu tấn trong báo cáo tuần trước.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong giai đoạn 01/10-10/10 đạt 373,030 tấn, tăng 0.5% so với tháng trước. Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ trong 10 ngày đầu tháng 10 của Malaysia ước đạt 361,602 tấn, giảm 13.5% so với cùng kỳ tháng trước. EU, Trung Quốc và Ấn Độ là các nhà nhập khẩu dầu cọ lớn từ Malaysia trong giai đoạn này.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, tính chung 9 tháng năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chạm mốc 8,5 tỉ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021. Dù mức tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3 tháng gần đây có xu hướng giảm dần nhưng VASEP dự báo đến hết tháng 11, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD như kỳ vọng của toàn ngành và mục tiêu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra từ đầu năm.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP cho biết: “Nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến của thị trường quốc tế và quan tâm đến vấn đề độ mở của nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó có những chính sách phù hợp như cách chúng ta đã điều hành trong những năm vừa rồi, có thể giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn với tín dụng để họ có thể vượt qua được những khó khăn hiện nay. Bên cạnh việc các doanh nghiệp sẽ nỗ lực để làm sao cân đối lại một cách hợp lý hơn nguồn tài chính của mình để trên cơ sở đó vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay”.
Tháng cuối cùng của năm 2022 sẽ là thời điểm các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng vượt kế hoạch.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm mạnh
Chứng khoán châu Á hầu hết giảm điểm trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo đã giảm 714,86 điểm và kết thúc phiên ở mức 26.401,25 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 40,77 điểm và khép phiên ở mức 2.192,07 điểm.
Tại thị trường Trung Quốc, chứng khoán Hong Kong giảm hơn 2% và lần đầu tiên kể từ cuối năm 2011 xuống dưới ngưỡng 17.000 điểm. Điểm sáng hiếm hoi tại châu Á trong phiên này là chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải với mức tăng 5,65 điểm lên 2.979,79 điểm.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch hôm qua chỉ số VN - Index giảm 36,28 điểm xuống 1.006,2 điểm. Chỉ số HNX - Index cũng mất 11,07 điểm xuống 218,78 điểm.
Giá của Bitcoin đang có động thái giảm trước bối cảnh các số liệu về tình hình lạm phát tại Mỹ sắp được công bố. Trong 24h qua giá Bitcoin đã giảm khoảng 1,3%, xuống còn 19.213 USD. Bất chấp sự lo lắng bao trùm lên các nhà đầu tư, mức độ biến động của tiền mã hóa luôn ở mức thấp trong những tuần gần đây. Theo dữ liệu từ Kaiko, trước đó, giá Bitcoin đã có bốn tuần liên tiếp ổn định ở mức 19.000 USD.
Công ty Cổ phần giao dịch hàng hoá Gia Cát Lợi - nhà tài trợ của chương trình “Bản tin thị trường” là thành viên kinh doanh top đầu của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh hàng hoá bao gồm:
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tại Gia Cát Lợi, các chuyên gia sẽ cùng bạn tiến bước trên hành trình đầu tư bài bản và hiệu quả. |