Giá Bitcoin hôm nay 30/7 ghi nhận vào thời điểm 8h00, tăng mạnh lên mức 40,032.48, tăng 0,97% so với 24 qua.
Trong top 10 đồng tiền giá trị cao trên thị trường, có 10/10 đồng tiền tăng giá so với 24h qua.
Đồng tiền lớn thứ 2, Ethereum tăng mạnh 5,48%, còn 2.410,53 USD.
Tether biến động tăng 1,67%, ghi nhận ở 1,01 USD.
Binance coin tăng 4,55%, tăng lên mức 324,32 USD.
Cardano tăng 3,67% trong ngày, lên 1,31 USD.
Ripple tăng mạnh nhất top 10 với tỷ lệ 9,50%, lên 0,7663 USD.
Dogecoin tăng 3,00%, lên 0,2082 USD.
USD Coin tăng nhẹ 1,67%, lên 1,01USD.
Polkadot tăng mạnh với tỷ lệ 9,01 USD, cao hơn 15,63% so với 24 giờ trước.
Binance USD tăng mức 1,69%, hiện ở mức 1,01 USD.
Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận vào thời điểm 8h09 ở 1.537,79 tỷ USD, tăng 13,27 tỷ USD so với 24 giờ trước.
Bitcoin tăng mạnh lên mức trên 40.000 USD
Quan sát diễn biến thị trường, có thể thấy từ đầu tuần, giá Bitcoin tăng chóng mặt từ 34.000 USD lên 40.000 USD song cũng có những thời điểm bất ngờ tụt dốc về 36.000 USD rồi lại vượt lên. Điều này cho thấy đà tăng của Bitcoin chưa thật sự ổn định, tiền ảo hàng đầu vẫn trong trạng thái bấp bênh.
“Mặc dù giá Bitcoin đang tiến về ngưỡng 40.000 USD nhưng trong kịch bản giảm giá, đồng tiền này vẫn có khả năng rơi về khu vực 30.000 USD”, báo cáo của CoinDesk cho thấy.
Trong khi đó, theo nhà giao dịch chuyên nghiệp Kayz, tình hình đang được cải thiện, dòng tiền đang chảy trở về Bitcoin. Chuyên gia này cho rằng, nếu giá Bitcoin có mức đóng cửa tuần này trên 42.000 USD, sự ảm đạm của thị trường có thể đã qua, Bitcoin có thể bước vào chu kỳ tăng mới.
IMF đóng vai trò quan trọng khi thế giới chuyển đổi sang tiền kỹ thuật số
Theo báo cáo công bố ngày 29/7 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thể chế tài chính này cần phải tăng cường các nguồn lực trong lúc tìm cách “giám sát, tư vấn và giúp quản trị quá trình chuyển đổi sâu rộng và phức tạp” sang tiền kỹ thuật số.
Báo cáo cho hay tiền kỹ thuật số có thể giúp việc thanh toán dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần phải vượt qua những thách thức lớn như đảm bảo tiền kỹ thuật số đáng tin cậy, bảo vệ sự ổn định kinh tế và tài chính trong nước và duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ để việc tiếp cận tiền kỹ thuật số được suôn sẻ.
Theo báo cáo, IMF có vai trò quan trọng để giúp các thành viên khai thác lợi ích, đồng thời quản trị những rủi ro của tiền kỹ thuật số. Điều quan trọng nữa là tiền kỹ thuật số "phải được quy định, thiết kế và cung cấp để các quốc gia duy trì sự kiểm soát đối với chính sách tiền tệ, điều kiện tài chính, độ mở tài khoản vốn và cơ chế ngoại hối".
Báo cáo cũng phân biệt giữa tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, đồng tiền ổn định (stablecoin) và tiền điện tử mà IMF đang để ý tới và các tài sản mã hóa trong đó có bitcoin. Mặc dù có nhiều loại tiền kỹ thuật số khác nhau đang được xem xét, song báo cáo không nêu rõ quan điểm về việc loại tiền nào chiếm ưu thế.
Trong một bài đăng trên blog riêng vào đầu tuần này, Giám đốc phụ trách tiền tệ và thị trường vốn của IMF cùng với Giám đốc phụ trách pháp lý cho biết bất kỳ nỗ lực nào để sử dụng các tài sản mã hóa làm tiền tệ quốc gia sẽ rất rủi ro.