Giá cao su hôm nay 29/7/2021: Tăng xanh sàn, thị trường cao su tháng 7 biến động trái chiều

(VOH) – Giá cao su ngày 29/7 tăng đồng loạt tại thị trường châu Á. Thái Lan và Malaysia có diện tích cây cao su đang chịu ảnh hưởng mạnh từ bệnh rụng lá.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 29/7/2021, lúc 14h30, kỳ hạn tháng 11/2021, tăng mạnh 1,1 JPY, tương đương 0,52% lên mức 214,5 JPY/kg. 

Giá cao su hôm nay 29/7/2021: Tăng xanh sàn, thị trường cao su tháng 7 biến động trái chiều 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 145 CNY, tương đương 1,10%, lên mức 13.370 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 29/7/2021: Tăng xanh sàn, thị trường cao su tháng 7 biến động trái chiều 2

Các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết, có những báo cáo đã chỉ ra rằng, suốt thời gian dài giá cao su giảm về mức thấp, những nông dân trồng cao su đã giảm việc chăm sóc, dẫn đến cây dễ mắc bệnh hơn. 

Khoảng 65% cao su tự nhiên được sản xuất tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay một số nước tại khu vực này như Thái Lan và Malaysia có diện tích cây cao su đang chịu ảnh hưởng mạnh từ bệnh rụng lá.

Bên cạnh đó, các quốc gia như Sri Lanka, Ấn Độ cũng có nhiều diện tích cây cao su bị bệnh rụng lá.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, trong 5 tháng đầu năm 2021, Mỹ nhập khẩu 759,16 nghìn tấn cao su. 

Trong thời gian này, Indonesia, Thái Lan, Canada, Đức và Hàn Quốc là 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Mỹ.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Mỹ, đạt 19,58 nghìn tấn, trị giá 34,29 triệu USD, tăng 51,4% về lượng và tăng 75,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá cao su hôm nay 29/7/2021: Tăng xanh sàn, thị trường cao su tháng 7 biến động trái chiều 3
Ảnh minh họa - Internet 

Giá cao su giữa tháng 7 biến động trái chiều

Trong 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan giảm so với 10 ngày trước đó, trong khi giá tại Trung Quốc tăng. 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan giảm so với 10 ngày trước đó, trong khi giá tại Trung Quốc tăng. 

Trong những phiên gần đây, giá cao su tại Nhật Bản phục hồi khi thị trường kỳ vọng vào những biện pháp hỗ trợ nhiều hơn của Trung Quốc để củng cố sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC) giữ nguyên dự báo nguồn cung cao su tự nhiên thế giới năm 2021 ở mức 13,81 triệu tấn; trong khi nhu cầu cao su tự nhiên dự báo đạt 13,87 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2020. 

Nhu cầu cao su tự nhiên tăng nhờ kinh tế Mỹ, châu Âu và Anh phục hồi tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, giá cao su chịu tác động giảm khi thị trường dầu mỏ thế giới giảm do lo ngại khả năng bổ sung nguồn cung trong thời điểm số ca mắc COVID-19 tăng nhanh có thể dẫn tới các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch. 

ANRPC dự báo trong ngắn hạn thị trường cao su tự nhiên ít có cơ hội phục hồi do tình trạng thiếu chip ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô toàn cầu, tiêu thụ ô tô tại nhiều thị trường chậm lại do tác động của dịch COVID-19, nguồn cung cao su tự nhiên tăng khi các nước sản xuất vào vụ thu hoạch… Nhu cầu nhập khẩu của quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới giảm.

Tại thị trường trong nước, trong 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động trong biên độ hẹp. 

Bình luận