Giá cà phê hôm nay 11/6/2020: Đứng giá, chờ tín hiệu thị trường

(VOH) - Giá cà phê ngày 11/6 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới trái chiều.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở  mức 31.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.600 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng ổn định, khu vực Cư M'gar ở mức 32.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng không đổi, ở Pleiku và Ia Grai ở  mức 32.100 đồng/kg

Giá cà phê tại Đắk Nông  cũng  đứng yên, dao động trong ngưỡng  32.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum ổn định , ở  mức 32.000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang ở ngưỡng  33.700đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.353 USD/tấn, FOB – HCM,  với mức chênh lệch cộng 80 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

31,700

0

— Lâm Hà (Robusta)

31,700

0

— Di Linh (Robusta)

31,600

0

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

32.400

0

— Buôn Hồ (Robusta)

32,200

0

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

32,100

0

_ Ia Grai (Robusta)

32,100

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,100

0

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

32.000

0

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

33,700

0

Giá cà phê hôm nay 11/6/2020

Ảnh minh họa: internet

Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.          

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết trong tháng 5, giá cà phê trong nước tăng do người trồng hạn chế bán ra. Ngày 27/5, giá cà phê robusta trên thị trường nội địa tăng 5,2 – 5,6% so với ngày 30/4.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 130.000 tấn, trị giá 218 triệu USD, giảm 21,6% về lượng và giảm 21,9% về trị giá so với tháng 4, giảm 10,4% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với tháng 5/2019.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 813.000 tấn, trị giá 1,367 tỉ USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 2,9% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Giá xuất khẩu cà phê bình quân trong tháng 5 đạt mức 1.680 USD/tấn, giảm 0,4% so với tháng 4, nhưng tăng 2,4% so với tháng 5/2019. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu cà phê bình quân đạt mức 1.682 USD/tấn.

Đức, Mỹ và Italy tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 15,3%, 8,9% và 7,8%.

Giá cà phê tăng do nguồn cung cà phê robusta có dấu hiệu khó khăn ở các nước sản xuất chính khi người trồng cà phê thể hiện sự kháng giá.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Sự thận trọng trước đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 7 trên các thị trường phái sinh và trước kỳ nghỉ quốc gia của Brasil đã khiến giá cà phê Arabica tiếp tục sụt giảm, trong khi giá cà phê Robusta vẫn giữ được sức tăng.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/20

1224

+3

+0.25

6528

1233

1208

1213

1221

29104

09/20

1253

+6

+0.48

8903

1261

1236

1239

1247

52247

11/20

1269

+3

+0.24

2559

1277

1255

1259

1266

25014

01/21

1287

+2

+0.16

1074

1295

1274

1280

1285

11208

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/20

96.75

-1.05

-1.07

24680

98.65

96.4

97.9

97.8

59178

09/20

98.55

-1.15

-1.15

26035

100.4

98.15

99.5

99.7

74666

12/20

100.8

-1.05

-1.03

9499

102.5

100.35

102

101.85

58973

03/21

102.95

-1.15

-1.10

3825

104.7

102.5

104.15

104.1

32656
 

Mở cửa phiên giao dịch ngày 11/6/2020, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 3 USD, lên 1.224 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 6 USD, lên 1.253 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 1,05 cent, xuống ở mức 96,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 1,15 cent, còn 98,55 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais giảm thêm 0,83 %, xuống ở mức 1 USD = 4,9350 Reais không chỉ phản ứng với quyết định duy trì lãi suất USD của Fed do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 kéo dài mà còn là sự thận trọng của nhà đầu tư do kỳ nghỉ quốc gia ở Brasil vào ngày hôm nay.

Sau thông tin việc Fed mua trái phiếu kho bạc chậm lại, dòng vốn đầu cơ thận trong quay lại thị trường vàng khiến giá dầu thô, giá cà phê Arabica tại New York tiếp tục suy yếu. Tuy nhiên, giá cà phê Robusta hồi phục nhanh vào cuối phiên cho thấy nhu cầu mua hàng thực trên sàn London vẫn khá cao.

Tính đến thứ Hai ngày 08/6, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát tiếp tục giảm thêm 2.090 tấn, tức giảm 1,67 % so với tuần thương mại trước đó, xuống đăng ký ở 122.800 tấn (tương đương 2.046.667 bao, bao 60 kg). Lượng tồn kho chiếm chủ yếu là cà phê Conilon Robusta của Brasil.

Sản lượng cà phê của Việt Nam – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới – dự kiến sẽ giảm 3,5% xuống 30,2 triệu bao (60 kg) trong niên vụ 2020/21.

Xuất khẩu cả phê của Brazil trong tháng 5/2020 giảm 23% xuống 2,68 triệu bao, thấp nhất trong hơn 1 năm.

Giá cà phê hôm nay 10/6/2020: Bất ngờ sụt giảm 400-500 đồng/kg do giá cà phê thế giới giảm sâu- Giá cà phê ngày 10/6 quay đầu đi xuống, giảm 400-500 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới giảm sâu.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 11/6/2020: USD giảm – USD sụt giảm ngay sau khi cuộc họp FOMC kết thúc. Không có thay đổi nào như kỳ vọng được đưa ra trong tuyên bố từ FOMC