Giá cà phê hôm nay cao nhất tại Đắk Lắk là 33.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 33.100 đồng/kg.
Cụ thể, tại Lâm Đồng giá cà phê hôm nay tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cà phê tại Bảo Lộc, Lâm Hà là 33.100 đồng/kg, giá cà phê tại và Di Linh ở mức 33.000 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng nhẹ 100 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar là 33.900 đồng/kg, giá cà phê tại Buôn Hồ ở mức 33.800 đồng/kg.
Song song đó, tại Đắk Nông, huyện Gia Nghĩa giá cà phê cũng tăng 100 đồng/kg lên mức 33.500 đồng/kg.
Riêng giá cà phê tại Ia Grai của tỉnh Gia Lai vẫn đứng ở mức 33.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum, huyện Đắk Hà tăng nhẹ 100 đồng/kg lên mức 33.600 đ/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TPHCM hôm nay vẫn ổn định ở mức 34.500 đồng/kg.
Ảnh minh họa: internet
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam sang thị trường Algeria
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm đến 68% tổng giá trị xuất khẩu của nước ta vào quốc gia Bắc Phi này.
Bộ Công thương dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2018, xuất khẩu cà phê của nước ta sang Algeria đạt 74.120 tấn, kim ngạch đạt 132,48 triệu USD, tăng 56% về lượng và tăng 28% về giá trị so với năm trước đó.
Được biết, cà phê là đồ uống được ưa chuộng nhất của người Algeria, trung bình một người dân tiêu thụ trên 3kg cà phê mỗi năm. Hàng năm, thị trường Bắc Phi này nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại với trị giá 300 triệu USD, tăng trưởng trung bình 3%/năm.
Cà phê được nhập khẩu dưới dạng thô và được chế biến tại các nhà máy rang xay theo thị hiếu của người Algeria. Chủng loại cà phê Robusta chiếm đến 85% tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của nước này.
Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu sang Algeria là Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Brazil và Italia. Tổng số thuế và phí nhập khẩu cà phê vào Algeria là 60% bao gồm thuế hải quan 30%, VAT 19%, thuế tiêu thụ nội địa 10% và thuế đóng góp cộng đồng 1%.
Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, Bộ Công thương dự báo, Algeria là thị trường vẫn còn dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai, đây vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số 1.
Giá cà phê thế Robusta điều chỉnh tăng
Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 12/1/2019 giá cà phê robusta giao tháng 1/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tăng tiếp 7USD/tấn, 0,46% lên 1.543USD/tấn, giá cà phê giao tháng 3/2019 cũng tăng 9USD/tấn, tương đương 0,58% lên mức 1.566USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2018 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 sáng nay 12/1/2019 lại tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ 0,40 USD/tấn, tương đương 0,38% về 1.038USD/tấn, giá giao tháng 5/2019 cũng giảm 0,45USD/tấn, tương đương 0,42%, về mức 1.072 US/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng cà phê khu vực Trung Mỹ và Mexico được dự báo sẽ tăng lên ngưỡng kỉ lục 20,6 triệu bao. Bệnh gỉ sắt vẫn tồn tại trên cây cà phê ở khu vực này và ảnh hưởng đến sản lượng toàn vùng.
Tại Honduras, đầu năm 2017, bệnh gỉ sắt được phát hiện trên cà phê ở tỉnh Lempira. Honduras chiếm khoảng gần 40% sản lượng cà phê toàn vùng và dự kiến sản lượng sẽ không đổi ở mức 7,6 triệu bao.
Mexico and Guatemala mỗi nơi chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cà phê của cả vùng và họ tiếp tục thực hiện tăng cường các giống cây cà phê có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh.
Tổng lượng cà phê xuất khẩu của vùng Trung Mỹ và Mexico được dự báo giảm 100.000 bao xuống 17 triệu bao. Hơn 45% lượng cà phê của khu vực được xuất khẩu sang EU và 1/3 cà phê sẽ được xuất khẩu sang Mỹ.
Trong niên vụ 2018 - 2019, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo EU sẽ nhập khẩu 48,5 triệu bao cà phê, tăng 1,1 triệu bao so với niên vụ trước đó và chiếm gần 45% tổng lượng cà phê nhập khẩu trên toàn cầu.
Các nhà cung cấp cà phê chính bao gồm Brazil (chiếm 29%), Việt Nam (24%), Honduras (7%).
Mỹ, quốc gia nhập khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, trong niên vụ này cũng được dự báo nhập khẩu 26,5 triệu bao, tăng 2,1 triệu bao so với niên vụ 2017 - 2018.