Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục giảm 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,000đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở 40,900 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,500 |
-100 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,500 |
-100 |
Di Linh (Robusta) |
40,400 |
-100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,100 |
-100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,000 |
-200 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,000 |
-100 |
Ia Grai (Robusta) |
41,000 |
-100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.000 |
-100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40,900 |
-100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,000 |
-100 |
FOB (HCM) |
2.146 |
Trừ lùi: +55 |
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước nhận định, triển vọng thị trường cà phê năm 2022 khá tươi sáng, giá sẽ tiếp tục đi lên. Theo đó, ngành cà phê Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 - 40% vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm.
Tuy nhiên, giao dịch cà phê tại Việt Nam đang chững lại do nông dân đã bán ra gần hết và chỉ giữ lại một phần chờ giá tăng.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục sụt giảm, USDX đã vượt ngưỡng 100, đồng Real suy yếu trở lại do lo ngại suy thoái kinh tế đã thúc đẩy người Brazil mạnh tay bán đuổi - một hoạt động thường gây tiêu cực cho các thị trường cà phê kỳ hạn.
Theo Reuters, dự kiến mức tiêu thụ cà phê của Brazil trong niên vụ 2021/2022 sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua do suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao và giá cả tăng vọt đã tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng, theo một nghiên cứu của HedgePoint Global Markets.
Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 14/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 7 USD/tấn ở mức 2.091 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 6 USD/tấn ở mức 2.105 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 8,55 cent/lb, ở mức 225,05 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 8,4 cent/lb ở mức 225,15 cent/lb.
Theo trang Barchart, giá cà phê kéo dài đà giảm của ngày thứ Ba (12/4) để giảm mạnh vào hôm thứ Tư (13/4) trong bối cảnh thị trường đang lo ngại về nhu cầu tiêu thụ.
Hiện, giá cà phê đang chịu áp lực sau khi Tổng thống Nga Putin hôm thứ Ba cho biết, các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine đang “đi vào ngõ cụt” và chiến tranh là điều sẽ tiếp diễn.
Điều này làm dấy lên lo ngại rằng việc Nga xâm lược Ukraine sẽ thúc đẩy lạm phát và kiềm chế chi tiêu của người tiêu dùng, kéo theo sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ cà phê.
Vào hôm thứ Hai, giá cà phê arabica đã đạt mức cao nhất trong hơn một tháng trước tin tức về tình trạng khô hạn quá mức ở Brazil.
Theo đó, Somar Meteorologia đã báo cáo rằng, lượng mưa ở khu vực Minas Gerais - nơi chiếm khoảng 30% sản lượng arabica của Brazil, đạt 15,5mm vào tuần trước, chỉ bằng 77% so với mức trung bình lịch sử.
Lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn đang hỗ trợ cho giá cà phê. Hội đồng Xuất khẩu Cà phê của Brazil (CeCafe) cho biết, xuất khẩu cà phê nhân Mar của Brazil giảm 5,8% so với cùng kỳ xuống còn 3,267 triệu bao.
Ngoài ra, Colombia - nhà sản xuất arabica lớn thứ hai thế giới, đã báo cáo vào ngày 5/4 rằng, sản lượng cà phê trong tháng 3 của nước này giảm 13% so với cùng kỳ xuống còn 914.000 bao.