Giá cà phê trong nước sáng nay đồng loạt quay đầu tăng 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.800 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,300đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tương tự cũng tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg sau phiên giảm hôm qua, dao động ở ngưỡng 41,300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở 41,200 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.300 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,800 |
+200 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,800 |
+200 |
Di Linh (Robusta) |
40,700 |
+200 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,400 |
+200 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,300 |
+200 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,300 |
+200 |
Ia Grai (Robusta) |
41,300 |
+200 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.300 |
+200 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,200 |
+200 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,300 |
+200 |
FOB (HCM) |
2.163 |
Trừ lùi: +55 |
Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 tiếp tục khả quan, nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng trở lại, nguồn cung dồi dào. Bên cạnh đó các hiệp định thương mại tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá cà phê xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.
Xuất khẩu của Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới đạt 11,6 triệu bao, tăng mạnh 19,1%.
Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Mức tăng này một phần là bởi cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu của Việt Nam ở mức thấp do các vấn đề về hậu cần, thiếu hụt container, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao và tắc nghẽn cảng biển tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và châu Âu.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước nhận định, triển vọng thị trường cà phê năm 2022 khá tươi sáng, giá sẽ tiếp tục đi lên. Dự báo có thể tăng trưởng 30 - 40% vì cả thế giới đang có nhu cầu tiêu thụ cà phê rất lớn trong khi nguồn cung giảm.
Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 12/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 ở mức 2.108 USD/tấn, tăng 0,81% (tương đương 17 USD).
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 ở mức 236,60 cent/lb, tăng 2,14% (tương đương 4,95 US cent).
Giá cà phê thế giới được theo dõi bởi Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) đã giảm xuống dưới ngưỡng 200 US cent/pound trong tháng 3 do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Về thương mại cà phê toàn cầu, xuất khẩu cà phê nhân tiếp tục sụt giảm trong khi cà phê hòa tan lại tăng mạnh.
Sự sụt giảm này chủ yếu là do nhà sản xuất số một thế giới là Brazil, đã thu hoạch một vụ mùa nhỏ hơn. Tuy nhiên, tình hình cung cầu có thể thay đổi do kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ suy thoái, chi phí đầu vào và sản xuất tăng, trong khi tiêu thụ giảm do cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo Hội đồng các nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafé), xuất khẩu cà phê trong tháng 3/2022 đạt 3,622 triệu bao, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, do tình hình logistics vẫn còn nhiều thách thức với các nhà xuất khẩu.
Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu cà phê của khu vực này trong 5 tháng đầu niên vụ 2021-2022 đạt 4,6 triệu bao, tăng 13,4%.
Tại Mexico, quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai của khu vực đã xuất khẩu 1,2 triệu bao cà phê trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ 2021-2022, tăng 12,7% so với cùng kỳ niên vụ trước. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê từ Guatemala cũng tăng mạnh 15,5% lên 810.000 bao.